Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Chăm sóc sức khoẻ
Tại sao các em nhỏ phải bảo vệ tốt "răng 6 tuổi" ?

Trẻ em được 6 tuổi, ở răng hàm sữa số 2 bắt đầu mọc lên răng hàm vĩnh viễn số 1, cũng là "răng 6 tuổi" mà mọi người thường nói. Sau đó, trên cơ sở răng hàm vĩnh viễn số 1, các răng vĩnh viễn khác tiếp tục mọc lên. Khoảng 13 tuổi đa số răng vĩnh viễn đã mọc đủ, hình thành quan hệ hàm răng vĩnh viễn.

            Răng sáu tuổi là răng quan trọng nhất trong hàm răng thay, điều này chủ yếu do hình thái giải phẩu đặc thù của nó quyết định.

            (1) Thời gian mọc và quá trình canxi hóa của răng ở 6 tuổi diễn ra sớm nhất: trẻ em ngay sau khi sinh, răng hàm vĩnh viện số 1 đã bắt đầu quá trình canxi hóa, từ 2 đến 3 tuổi quá trình canxi hóa men răng hoàn thành, từ 5 đến tuổi rưỡi đến 7 tuổi răng bắt đầu mọc lên khỏi lợi, sau đó các răng vĩnh viễn khác lần lượt mọc nối tiếp nhau ở trước và sau nó theo vị trí đã được sắp xếp. Do đó, răng sáu tuổi có vai trò quyết định đối với việc bảo vệ vị trí quan hệ hàm trên và hàm dưới. Hơn nữa, răng sáu tuổi nằm ở giữa xương hàm, vị trí quan hệ với mặt hàm tương đối vững chắc, lâm sàng gọi nó là tiêu điểm nhai. Nếu vị trí răng sáu tuổi không bình thường hoặc bị rụng sớm thì không thể đảm bảo cho xương hàm phát triển bình thường, làm hình thái của xương hàm và vị trí của các răng khác cũng do đó mà phát triển không bình thường. Chính vì răng sáu tuổi có tác dụng quan trọng như vậy nên trong một số sách chuyên ngành gọi nó là "then chốt của hàm răng".

            (2) Răng sáu tuổi là răng khỏe nhất phát huy năng lực nhai: cả hàm răng của con người về mặt giải phẩu học được chia hành hai nhóm: răng trước và răng sau. Răng trước bao gồm răng cửa và răng nanh, chức năng chủ yếu là cắn và xé thức ăn, nhưng nhai thức ăn chủ yếu dựa vào các răng sau của hàm răng: răng hai đầu và răng hàm. Răng sáu tuổi răng nhiều chân khỏe nhất trong hàm răng, thân răng to nhất, diện tích mặt nhai lớn nhất, sức nhai nghiền mà nó đảm nhận đều lớn hơn so với răng khác, có thể phát huy tác dụng nhai với lực lớn.

            (3) Răng sáu tuổi là căn cứ để chẩn đoán dị hình của hàm răng: Trẻ em khi được 3 tuổi, răng sáu tuổi đã ở vị trí sau gò má, răng hàm sữa số 1 nằm ở vị trí dưới gò má, tuổi càng tăng thì cùng với sự sinh trưởng của hàm, răng sáu tuổi cũng dần dần chuyển dịch ra phía trước. Cho đến sau 18 tuổi thì dịch chuyển xuống dưới gò má rõ rệt. Vì thế, chỉnh hình học thường lấy mối quan hệ giữa vị trí của răng sáu tuổi và gò má làm một căn cứ để chẩn đoán chỉnh hình của hàm răng.

            (4) Răng sáu tuổi có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển của xương hàm: răng trong quá trình sinh trưởng và phát triển, vị trí, trạng thái và chức năng nhai của nó đều có quan hệ mật thiết với cơ nhai của mặt, sự phát triển của xương má đồng thời cũng chịu kích thích khi cơ nhai trên mặt hoạt động, từ đó làm cho xương hàm, răng và cơ nhai có thể phát triển đồng bộ nhịp nhàng. Điều này có nghĩa là sự phát triển của răng có tác dụng kích thích đối với sự phát triển của xương hàm, và răng sáu tuổi với tư cách là răng vĩnh viễn mọc sớm nhất không nghi ngờ gì nữa có ảnh hưởng quan trọng cho sự phát triển bình thường của xương hàm.

            (5) Răng sáu tuổi là răng dễ mắc bệnh nhất trong cả hàm răng thay: ở giai đoạn nhi đồng, tỉ lệ sâu răng của răng sáu tuổi cao hơn so với các răng vĩnh viễn khác, ở đứng đầu. Các nguyên nhân gây ra điều này có:

            - Răng sáu tuổi mọc sớm nhất: răng mới mọc lên, sự phát triển của men răng vẫn chưa hoàn thiện, dễ chịu tác động của các mảng bám và các nhân tố môi trường trong và ngoài khoang miệng, do đó khả năng bị sâu răng tương đối nhiều, thông thường là từ thời kỳ nhi đồng đã bắt đầu bị sâu răng, thậm chí nhiều em dưới tám tuổi răng đã bị hỏng gần hết, tỉ lệ răng rụng trên 60%. Trách nhiệm của răng 6 tuổi là lớn nhất, do vậy những nhân tố không bình thường và khả năng bị tổn thương gặp phải cũng nhiều nhất.

            - Về hình thái kết cấu, răng sáu tuổi có nhược điểm sau: các hố lõm trên răng là những khiếm khuyết thiếu về kết cấu của men răng trong quá trình phát triển, trong các răng sau thì hố lõm của răng sáu tuổi là nhiều nhất, là nơi mảnh vụn thức ăn mắc lại và bựa răng tích lũy nhiều nhất, do đó rất dễ bị sâu.

            - Tác dụng tự làm sạch của răng sáu tuổi trong quá trình mọc kém: răng sáu tuổi từ khi đầu răng nhú lên cho đến khi mọc hết, tuy trong thời gian cần thiết để thiết lập tiếp xúc nhai còn tồn tại những khác biệt cá thể, nhưng toàn bộ thời gian để răng mọc lên tương đối dài. Căn cứ vào tài liệu cho thấy, những răng sáu tuổi hoàn thành quá trình mọc trong vòng 6 tháng chiếm 52%, hoàn thành trong khoảng từ 7 đến 12 tháng chiếm 40%. Trong thời gian dài như vậy, bề mặt của nó luôn thấp hơn so với răng hàm sữa số 2, hình thành nên một bậc thang, thêm vào đó các múi răng bị che lấp cục bộ, tác dụng tự làm sạch kém, làm cho mảng bám dễ tích lũy và mảnh vụn thức ăn đọng lại nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho sâu răng phát triển, thông thường trước khi thân răng mọc hết hoàn toàn đã bị sâu răng xâm hại.

            - Dễ bị nhầm thành răng sữa: nhiều bậc cha mẹ do thiếu kiến thức về sức khỏe răng miệng, không biết răng hàm vĩnh viễn mọc lúc nào, càng không hiểu mức độ quan trọng và nguy cơ dễ bị sâu của nó. Cho dù sau khi mọc có bị sâu vẫn coi nó là răng sữa, và sai lầm cho rằng răng sữa sớm muộn cũng phải thay, không có gì quan trọng cả, vẫn hy vọng sẽ có một răng thay hoàn chỉnh mọc lên để thay vào vị trí đó, để mặc cho sâu răng phát triển, cuối cùng dẫn đến hỏng mào răng và chân răng, thậm chí phải nhổ đi.

            Vì thế, nhắc nhở các bậc cha mẹ phải bảo vệ tốt răng sáu tuổi cho con cái, tạo điều kiện cho nó được khỏe mạnh, phát huy vai trò quan trọng "then chốt của cả hàm răng" của mình

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình