Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Chăm sóc sức khoẻ
"Răng hổ" (hay còn gọi là răng khểnh) có nhổ được không?

"Răng hổ" thực ra là răng nanh hàm trên nhưng mọc sai vị trí về phía môi, nhô ra khỏi hàm răng về phía ngoài, nếu nhìn nghiêng giống như răng của con hổ, vì thế mới gọi là răng hổ, là một loại dị hình (mọc sai vị trí) thường gặp. Bởi vì nó mọc ngoài hàm răng, không khớp với những răng tương ứng nên mất đi chức năng nhai, từ bên trong mọc ra ngoài phía môi, làm cho người ta có cảm giác khó chịu có khi gây ra lở loét môi, khi chịu tác động của ngoại thương rất dễ làm môi bị tổn thương. Vị trí của răng hổ tương đối cao, khi đánh răng khó làm vệ sinh sạch được, dễ gây chảy máu lợi và sâu răng. Đồng thời, do nó nhô ra khỏi hàm răng nên ảnh hưởng đến mỹ quan. Có một số người cho rằng, "răng hổ" là răng thừa, nhổ nó đi là xong, cách nghĩ như vậy là không đúng, sẽ tạo thành sai lầm lớn.

            "Răng hổ" là răng có tác dụng quan trọng nhất trong khoang miệng, không phải là răng thừa. Nó rất chắc, chân răng vừa dài lại vừa thô, ngọn răng sắc, có thể cắn, xé nhỏ thức ăn, có tác dụng quan trọng đối với chức năng nhai. Một tác dụng quan trọng nữa của nó là làm nền cho khuôn mặt trở nên đầy đặn, giữ gìn mĩ quan cho khuôn mặt. Nếu nhổ một bên răng hổ đi có thể làm cho hai bên miệng không cân đối, nếu nhổ đi cả hai bên đi, sẽ dẫn đến khuôn mặt bị khuyết thiếu trông già hơn. "Răng hổ" được tạo thành như thế nào? Chủ yếu có mấy nguyên nhân sau:

            (1) Răng nanh sữa lưu lại, chậm thay.

            (2) Răng nanh sữa và răng hàm sữa rụng sớm, những răng ở đằng sau dịch chuyển ra phía trước.

            (3) Có răng phát sinh.

            Những nguyên nhân trên đều có thể dẫn đến răng nanh vĩnh viễn không đủ chỗ để mọc lên, chỉ có thể mọc lệch ra phía môi vì lực cản hổ, tạo thành "răng hổ", khi bị mọc "răng hổ" có thể dùng phương pháp nắn chỉnh để chữa trị, biện pháp thường dùng là nhổ đi hàm răng số 1, để cho răng nanh sai vị trí này trở về vị trí cũ

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình