Mọc răng khôn vốn là hiện tượng sinh lí bình thường, không phải bệnh. Nhưng nếu vị trí của răng khôn không đúng, mọc lên khó, không thể mọc ở vị trí bình thường trên hàm, trong lâm sàng gọi là răng khôn khó sinh. Những chiếc răng khôn khó sinh mọc chậm trễ đủng đỉnh này khi mọc lên lại nghiêng ngả, có chiếc nghiêng về phía trước, có chiếc mọc nghiêng ra phía má, cũng có chiếc mọc lùi về phía lưỡi, có chiếc mọc ngang trong xương máng răng, có chiếc lại chìm trong xương hàm, cuối cùng là không thể mọc lên được.
Răng khôn khó sinh bị nghiêng, cục bộ có thể dẫn đến viêm lợi răng khôn, gây nhiễm trùng các khe hở mặt hàm, viêm tủy xương hàm, cá biệt có trường hợp lây lan ra toàn thân, tạo ra nhiễm trùng máu gây nguy hiểm cho tính mạng. Răng khôn khó sinh là do quan hệ tiếp xúc với các răng bên cạnh không tốt, đối lập với phần hàm cận viễn và cận trung của răng hàm số 2, kẽ hở do nó tạo nên làm cho các mảnh vụn thức ăn rất dễ bị đọng lại, thường rất khó làm sạch được. Do đó, bộ phận cổ xa, vừa của răng hàm số 2 bị sâu thời kỳ đầu khó bị phát hiện, đến khi phát hiện ra viêm thì đã bỏ lỡ thời kỳ chữa trị tốt nhất ở giai đoạn đầu, làm cho bệnh nhân đau hơn. Vì vậy, để phòng ngừa những hậu quả không tốt do răng khôn khó sinh gây ra nên đi nhổ sớm, phòng bị mắc về sau.
Nhưng nếu răng khôn khó sinh mọc bình thường, chỉ bị lợi phủ trên mặt răng thì có thể chữa tiêu viêm, sau đó cắt đi múi lợi trên thân răng và chờ đến khi răng khôn mọc lên chứ không cần phải nhổ đi.
Có người cho rằng, nhổ răng khôn rất đau, nên sau khi đã chữa khỏi viêm, răng không thấy đau nữa là được chứ không muốn nhổ đi. Thực ra, trước khi nhổ răng thường phải tiêm thuốc tê, dù răng khôn khó nhổ nhưng cũng không đau lắm. Cho dù thời gian để nhổ một chiếc răng khôn khó sinh phức tạp tương đối dài, sau khi nhổ có thể gây nhiều phản ứng nhưng nhổ đi là để trừ gốc họa về sau, đau một lúc còn hơn đau nhiều. Ngược lại, sau khi tiêu mà không nhổ đi thì sẽ "chiều quá sinh hư", viêm lại tái phát, thậm chí sẽ gây ra các triệu chứng phụ, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng |