Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Chăm sóc sức khoẻ
Nhổ răng xong tại sao phải kịp thời làm răng giả ? không làm răng giả có hại gì?

Con người thường bị gãy rụng răng do những nguyên nhân như sâu răng, viêm lợi, ngoại thương, ... sau khi rụng răng có nên làm răng giả không? Thông thường sau khi gãy răng nên làm răng giả.

            Đầu tiên, răng là công cụ nhai thức ăn của con người, khi gãy răng sẽ ảnh hưởng đến chức năng nhai, răng rụng đã lâu thậm chí sẽ mất đi chức năng nhai, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của con người. Răng còn có tác dụng quan trọng trong việc giữ vẻ đẹp cho khuôn mặt, nếu bị rụng răng cửa, 1/3 phần mặt dưới sẽ bị khuyết thiếu, lỗ mũi và môi sâu thêm, nếp nhăn của khuôn mặt nhiều lên, trong rất già.

            Tiếp đến, răng trong cuộc đời của mỗi người luôn thay đổi chuyển động không ngừng, chủ yếu là dịch chuyển về phía cận trung trước và mọc lên theo hướng của bề mặt nhai, như vậy làm cho giữa các răng luôn giữ được tiếp xúc và quan hệ nhai tốt. Khi răng gãy đi, những chiếc răng ở hai bên của chỗ trống sẽ chuyển dịch nghiêng sang phần trống, răng một khi đã xuất hiện chuyển dịch nghiêng thì sẽ làm tổn thương đến quan hệ làm bình thường và ảnh hưởng đến việc nhai. Đồng thời, răng bị rụng thì răng đối diện với nó sẽ mọc dài ra sang bên có chỗ trống. Do răng bị nghiêng và dài ra, giữa các răng mất đi quan hệ tiếp xúc bình thường, thức ăn bị mắc vào, dễ gây sâu răng; còn khi sắp xếp của răng bị đảo lộn và nhai không khít thì lực nhai không thể phân bố đều, các răng chịu lực không cân bằng, sẽ làm tổn thương đến tổ chức lợi từ đó sinh ra bệnh. Răng thiếu sẽ dẫn đến quan hệ nhai bị rối loạn.

            Thứ ba, răng sau khi rụng sẽ ảnh hưởng đến phát âm. Ví dụ như răng cửa rụng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc phát âm chính xác các âm uốn lưỡi (chi shi, zhi,...), các âm môi răng (fen, fang, fei) và các âm lưỡi răng (de, te, nan), rụng răng sau một thời gian dài có thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đầu lưỡi khi phát âm, cũng có thể tạo thành phát âm không rõ ràng. Thứ tư, ảnh hưởng đối với khớp hàm dưới thái dương. Răng hàm lộn xộn, ngăn cản vận động bình thường của hàm dưới: sau khi một bên răng bị gãy dễ hình thành thói quen nhai một bên, dẫn đến lực căng của nhóm cơ nhai không cân bằng; răng bị rụng thiếu lâu, khi nhai không thể duy trì khoảng cách thẳng đứng vuông góc bình thường, lực căng của cơ nhai mất đi, làm cho cục lòi của hàm dưới dịch chuyển. Khớp hàm dưới thái dương bị tổn thương chủ yếu biểu hiện ở đau khớp, không mở to miệng được, khớp co duỗi có tiếng kêu. Những thay đổi do thiếu răng gây ra kể trên có người gọi la triệu chứng tổng hợp của gãy, thiếu răng, gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, răng sau khi rụng nên kịp thời trồng lại.

            Nhưng trong một số trường hợp, sau khi rụng răng có thể không cần trồng lại, sau khi nhổ răng khôn, do vị trí cuối cùng của nó trong hàm răng, chức năng nhai ít, thông thường không cần trồng lại. Nên chú ý rằng, sau khi nhổ răng khôn, răng không đối xứng ở hàm trên và hàm dưới của cùng một bên nên nhổ đi, để tránh mọc thêm quá dài.

 

 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình