Răng giả cục bộ chủ yếu phân thành hai loại lớn: răng giả linh hoạt và răng giả cố định, tức là "răng sống" và "răng chết" như mọi người thường nói. Răng giả linh hoạt có đáy gắn bằng keo nhựa hoặc kim loại, trên thân răng có vòng kẹp và thân răng, thân răng giả nhờ vòng kẹp được cố định vị trí trên chân răng thật, người lắp răng giả có thể tự mình tháo ra, tên khoa học là răng giả cục bộ có thể tháo lắp. Răng giả cố định được làm từ kim loại hay hỗn hợp kim loại, phi kim, không có đáy gắn, thể tích nhỏ. Răng giả cố định được cố định vị trí nhờ vào liên kết giữa thể cố định và răng thật hai bên, răng thật hai bên giống như trụ cầu làm giá đỡ cho răng giả cố định, tên khoa học là cầu cố định.
Sau khi rụng răng, trồng "răng sống" tốt hay trồng "răng chết" tốt, điều này phải dựa vào tình hình cụ thể để quyết định. Phạm vi thích hợp hoạt động của răng giả linh hoạt lớn, từ bị gãy một chiếc đến gãy cả bàn đều có thể trồng; khi trồng răng, các tổ chức bị mài đi ít, có thể tự tháo ra làm vệ sinh dễ giữ sạch, khi bị hỏng cũng dễ sửa chữa. Nhưng răng giả linh hoạt cũng có một số khuyết điểm như thể tích tương đối lớn, khi mới đeo khó chịu, khi ăn có thể có thức ăn dắt vào, mỗi ngày lắp vào tháo ra tương đối phiền phức, hơn nữa có nguy cơ bị nuốt vào bụng. Phạm vi sử dụng của răng giả cố định tương đối hẹp, thích hợp dùng trong trường hợp một số ít răng bị gãy và các răng còn lại khỏe. Răng giả cố định rất chắc chắn, hiệu quả nhai cao, thoải mái, được làm từ hỗn hợp kim loại - phi kim, hiệu quả mĩ quan tốt. Nhược điểm lớn nhất của răng giả cố định là các tổ chức răng thật bị mài mòn nhiều, chế tác khó. Ngoài ra, do răng giả cố định không thể tự tháo ra được, nên khó trong việc làm vệ sinh răng.
Đối với những người bị rụng răng cuối cùng nên chọn loại răng giả nào, nên lắng nghe yêu cầu của người bệnh trước, sau đó bác sĩ dựa vào tình trạng của khoang miệng để có quyết định cuối cùng |