Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Răng giả hỏng có thể sửa chữa không ?

Sau khi trồng răng giả, do thời gian sử dụng tương đối dài hoặc do một nhân tố nào đó mà bị hỏng là vấn đề thường xuyên gặp phải. Đối với những răng giả bị hỏng, người bệnh không được tùy ý bỏ đi, cũng không được tự sửa, nên đến bệnh viện để bác sĩ khám xem có sửa chữa được không.

            Những răng giả linh hoạt có đáy gắn bằng keo nhựa mà bị gãy hay thân răng giả bằng nhựa bị bung ra, nếu đáy gắn của răng giả và tổ chức khoang miệng kết dán chặt chẽ, đầu gãy không bị khuyết tổn có thể nối khít lại được, thông thường có thể tiếp tục sử dụng sau khi sửa chữa. Những răng giả có đáy gắn bằng kim loại, sau khi gãy thông thường không sửa được. Thời gian mang răng giả linh hoạt tương đối dài (5 năm trở lên), có thể do xương máng răng bị hấp thu dẫn đến giữa đỉnh máng răng và đáy gắn răng giả xuất hiện khe hở, khi nhai làm cho đáy gắn nứt vỡ, trường hợp này nên trồng lại răng, hơn nữa sau một thời gian dài mang răng giả, keo nhựa ở phần đáy gắn bị lão hóa, biến chất, cường độ giảm, cho dù xử lý cũng không được bao lâu. Có những răng giả dùng một thời gian dài đã gãy vỡ, điều này có lẽ là do người trồng răng sử dụng không đúng cách, cũng có thể là do vấn đề thiết kế và chế tác răng giả, như vị trí sắp xếp răng giả không đều, răng giả có chỗ quá mỏng yếu, khi nhai không thể chịu được lực nhai, trong trường hợp này cho dù đã sửa tốt cũng rất dễ gãy lại, nên trồng lại từ đầu.

            Răng giả cố định sau khi hỏng, thông thường không thể sửa được nên bỏ răng cũ và trồng lại răng mới. Nhưng cũng có trường hợp có thể tiến hành sửa chữa cục bộ, ví dụ như mặt trăng bị vỡ sứ có thể dùng nguyên liệu để hàn, nếu không thể hàn được thì bỏ đi làm răng mới

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình