Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Nạo rêu lưỡi có tốt không ?

Rêu lưỡi là được tạo thành từ các đầu vú dạng sợi của niêm mạc lưỡi, các mô da bị sừng hóa rụng ra, mô thức ăn sót, nước bọt, vi khuẩn và các bạch cầu lọt ra. Bình thường, trên mặt lưỡi được phủ một lớp rêu lưỡi màu trắng. Mọi biến đổi sinh lý, bệnh lý của thân thể đều ảnh hưởng đến trạng thái của rêu lưỡi. Ví dụ độ dày của rêu lưỡi có liên quan với sự thèm ăn, lượng thức ăn và tính chất thức ăn. Thường ăn nhiều, ăn thịt, thức ăn nhiều dầu mỡ sẽ rất dễ tạo ra rêu lưỡi dày. Khi sốt, mất nước, lượng nước bọt tiết ra giảm, tác dụng tự làm sạch của lưỡi và miệng yếu cũng có thể làm rêu lưỡi tăng dần lên. Khi những đầu vú dạng sợi của lưỡi sinh sôi tăng dần lên, thì các mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn rất dễ lưu đọng lại, cũng có thể tạo ra rêu lưỡi dày. Những trở ngại chức năng của hệ thống tiêu hóa cũng có thể làm cho rêu lưỡi dày lên, vv...

Rêu lưỡi dày lên có thể làm cho miệng khó chịu, miệng khô, đắng hoặc khi ăn không thấy mùi vị thức ăn, vv... Thích hợp là nạo rêu lưỡi dày, đặc biệt khi đánh răng vào buổi dáng, nên dùng bàn chải nạo nhè nhẹ trên mặt lưỡi để nạo rêu lưỡi, có thể làm miệng dễ chịu, làm giảm các vị lạ, tăng sự thèm ăn. Nhưng chú ý động tác phải nhẹ nhàng, không được làm tổn hại đến đầu vú lưỡi và các nhũ đầu trong nó, để tránh ảnh hưởng đến vị giác. Có người không cần biết rêu lưỡi dày hay mỏng trong thời gian dài, thậm chí trong nhiều năm lúc nào cũng nạo rêu lưỡi, loại thói quen này cũng không nên noi theo.

Có một số người rêu lưỡi dày là biểu hiện của bệnh hệ thống toàn thân, nếu chỉ dựa vào việc nạo rêu lưỡi không chỉ dày mà còn có màu vàng hoặc đen, điều này có thể có liên quan tới lây nhiễm vi khuẩn hoặc lây nhiễm chân khuẩn, họ nên đến bác sĩ khám

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình