Sứt môi, hở hàm ếch bẩm sinh là kiểu dị dạng bẩm sinh thường gặp nhất ở vùng miệng khoang miệng. Căn cứ vào điều tra của Trung tâm giám sát đo lường khuyết tật của Trung Quốc năm 1987 thì trong hơn 1.280.000 trẻ sơ sinh thuộc 29 tỉnh thành trên toàn quốc có 2.265 trường hợp bị mắc bệnh sứt môi, hở hàm ếch, tỉ lệ bị bệnh là 0.18%. Sứt môi, hở hàm ếch bẩm sinh là do trong thời kỳ phôi thai, vùng mặt và ở hàm ếch phát dục dị thường gây nên.
Ở ngày thứ 20, phần mặt của phôi thai đã bắt đầu phát dục. Sự phát dục ở phần mặt chia thành 2 bước, đầu tiên là hình thành một số bộ phận nổi lên, theo sự phát dục của phôi thai, những gò nổi lên đã hình thành thì một mặt tiếp tục lớn lên, mặt khác dần dần kết hợp với các gò nổi bên cạnh. Khi phôi thai ở tuần thứ 6 - 7, do gò nổi dạng cầu một bên hoặc hai bên chưa kết hợp được hoặc chỉ kết hợp được một phần với gò nổi ở miệng trên, sẽ hình thành ra chứng sứt môi. Sứt môi thường gặp ở giữa răng nanh và răng cắt bên. Khi phần chính giữa gò nổi dạng cầu hai bên chưa liên kết hoặc chỉ liên kết một phần sẽ hình thành sứt chính giữa môi trên, trường hợp phần nằm giữa của hai bên gò nổi miệng dưới chưa liên kết sẽ hình thành sứt môi dưới, hai loại sứt môi này ít gặp.
Hở hàm ếch phát sinh vào tháng thứ 2 - của phôi thai, do gò nổi của 2 bên hàm ếch chưa dung hợp hoặc chỉ dung hợp một phần với sụn lá mía gây nên, có thể phát sinh một bên, cũng có thể phát sinh ở hai bên có khoảng 80% số người hở hàm ếch có kèm theo sứt môi một bên hoặc hai bên |