Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Kỹ thuật chăm sóc lợn con?

1 Thức ăn lợn con theo mẹ : Ngoài bú sữa, phải tập cho lợn con ăn sữa sớm.

Tuổi lợn con ăn sớm. 10 – 20 ngày thì khối lượng thức ăn là 0,1 – 0,15kg

20 – 30 ngày thì khối lượng thức ăn là 0,15 – 0,25kg

30 – 45 ngày thì khối lượng thức ăn là 0,25 – 0,35kg

Cả ổ lợn từ tập ăn sớm đến cai sữa mất 25 – 35 kg thức ăn. Để thêm canh tăng năng suất, tăng khối lượng cai sữa cả ổ, giai đình nên mua thức ăn concentrat của các công ty gia súc và thức ăn chăn nuôi đóng sẵn về cho lợn ăn.

Thức ăn concentrat của lợn con tập ăn, bảo đảm trong 1kg có: vitamin A: 10.000 UV Vitamin D3: 2000 UI

Vitamin E: 15 UI chất kích thích sinh trưởng 40mg.

Lysin: 12,5g Methiomin: 8g. Thành phần gồm có: Bột đậu tương rang, bột sữa, bột cá nhạt, ngô rang, bột xương, premix vitamin, premix khoáng, biolizin. Dinh dưỡng: đạm thô:  20 – 25%, xơ thô: 4%, canxi : 1,2%, độ ẩm: 13%, photpho: 0,8%. Thường gia đình tự trộn không đảm bảo được đủ vitamin và nhất là không có lysine, methionin là hai axitamin quan trọng bậc nhất đối với lợn.

2 Chăm sóc nuôi lợn con theo mẹ

a. Lợn sơ sinh đến ngày tuổi thứ 7. Nếu số lợn con nhiều hơn vú mẹ, sau khi cho bú sữa đầu, chia làm hai nhóm để thực hiện cho bú luân phiên theo giờ. Hai ngày đầu cứ 2 giờ cho lợn con bú một lần, xong cho vào ổ ấm.

Chuồng nái đẻ, tháng đầu giữ nhiệt độ 25 – 300C, tháng thứ 2 có thể thấp hơn.

Tiêm dung dịch gluco 40% vào thành khoang bụng 5cc cho lợn nội, 100cc cho lợn con lai, ngoại vì lợn con sau khi đẻ 3 ngày lượng gluco do lợn mẹ cung cấp đã thiếu mà chức năng điều chỉnh thân nhiệt lại chưa hoàn chỉnh, nên tiêu tốn gluco trong cơ thể. Vì vậy, phải cung cấp lượng gluco cần thiết cho tháng đầu sinh trưởng, nếu ngày tuổi tiêm Đextran Fe loại 100mg, mỗi lợn con tiêm 1cc. Lợn sơ sinh mỗi ngày cần 7 – 11mg Fe để tạo máu và chống đỡ bệnh tật. Chỉ có 5 ngày đầu lợn con đã sử dụng hết 5mg Fe dự trữ do mẹ chuyển sang. Hàng ngày sữa mẹ cung cấp không quá 2mg nên thiếu từ 5 – 9 mg Fe để cấu tạo hemoglobin, một số enzim hô hấp, vận chuyển, hoá sinh chu trình Krebs; do đó lợn con thiếu máu, gầy còm.

Nếu không có Dextran ngoại thì dùng Dextran Fe nội, tiêm 2 lần (vào 2 ngày tuổi và 15 ngày tuổi), hoặc sử dụng dung dịch Mohan như sau :

Clorua sắt 34g; axit HCL 1ml. Đường ăn 100g; nước ất đủ hoà tan thành 1000ml. Đóng vào chai, cho lợn con uống 10cc/ngày/ 1 con hoặc bôi lên vú mẹ cho lợn con liếm.

Hoặc dung urozat pha chế sẵn cho ăn uống.

Nếu nái kém sữa, lợn con khối lượng kém, tiếp tục tiêm dung dịch gluco 40% 10cc cho lợn nội, 15% cho lợn lai, ngoại để giúp lợn con phát triển bình thường.

Tuyệt đối không rửa chuồng, chỉ quét dọn khô, thay ổ bẩn. Góc chuồng để gói vôi bột hút ẩm.

b. Lợn 8 – 15 ngày tuổi

Tập cho lợn con ăn sớm bằng thức ăn giàu đạm, dễ thiêu (thức ăn concentrat cho lợn con tập ăn sớm) trong ô riêng (không cho mẹ ăn). Lượng sữa của lợn nái tăng dần từ ngày để đầu và cao nhất vào ngày 21 – 24, sau đó giảm dần. Bởi vậy, phải tập ăn sớm để lợn con tăng trọng tốt, chống được bệnh tật, đồng thời giúp lợn mẹ không hao mòn cơ thể quá nhiều, ảnh hưởng đến chu kỳ sinh sản sau.

Tập cho lợn con ăn, có thể nấu chín thức ăn, quệt vào mõm lợn con tập liếm láp, dùng con biết ăn để con khác ăn theo. Thức ăn cho vào máng. Ăn xong rửa máng, phôi chống ẩm ướt gây lên men thức ăn làm rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy, phân trăng. Ngày cho ăn 3 – 4 lần.

Ngoài ra có màng để than hoạt tính (than củi) đã tán bột, gạch non tán bột, cacbontanin 3g/ con để lợn con liếm láp thêm, bổ sung các nguyên tố vi lượng và các chất chống ỉa chảy.

Ngày thứ 15 tiêm dextran Fe lần 2 nếu lên đầu dung dextran Fe nội, 1cc vacxin/ 1 lợn con.

C Lợn con từ 20 ngày tuổi, đến cai sữa (45 ngày tuổi).

Tiêm 2 – 3cc vacxin salmonella để phòng chống bệnh thương hàn.

21 ngày tuồi, cân cả ổ để biết khả năng tiết sữa của lợn nái, thiến lợn đực, chọn gây hậu bị. Tăng dần thức ăn tập ăn sớm, bắt đầu tách lợn con khỏi lợn mẹ ẵ giờ 1 lần, 1 ngày  từ 2 – 3 lần. 25 – 35 ngày: tách lợn con từ 3 – 4 lần/ngày ; ẵ giờ/ lần 36 – 40 ngày; tách lợn con từ 4 – 5 lần /ngày; ẵ giờ /lần 41 – 44 ngày: tách lợn con từ 5 – 6 lần /ngày; ẵ giờ/lần 45 ngày: cai sữa sớm, để cả ổ tại chuồng, đuổi lợn mẹ đi. Cả mẹ và con nhịn đói 24 giờ nhưng đảm bảo đủ nước. Lợn nái tiêm 5cc vitamin A, D, 3E để phục hồi nhanh chóng phục hồi dục lại.

Lợn con cân cả ổ và từng con. Tiêm phòng vacxin dịch tả lợn.

Chăm sóc thời kỳ lợn chửa:

Thời gian lợn động dục từ 3 – 4 ngày (con động dục lần đầu 5 – 6 ngày). Cho lợn giao phối hoặc thụ tinh vào những ngày về cuối lợn thường đẻ nhiều con và nhiều con đực hơn.

Thời gian  lợn mang thai là: 3 tháng 3 tuần 3 ngày (tính 1 tháng tròn 30 ngày), trước lúc lợn đẻ và sau khi đã đẻ một tháng, thời gian này phải  cho lợn ăn tốt hơn, đủ chất, đủ lượng hơn các tháng khác. Thỉnh thoảng cho lợn ăn thêm một số thức ăn như cua đồng, tôm tép, hoặc cá tạp để phòng lợn mẹ bị bại liệt. Nếu lợn đẻ nhiều con quá phải loại bớt. Thường để nuôi tính theo trọng lượng của lợn mẹ tỷ lệ 10kg/1con, ví dụ: Lợn mẹ có trọng lượng khoảng 100kg cần để lợn con là 10 con là vừa.

Chăm sóc lợn con:

Cần nắm đúng thời gian lợn đẻ để chăm sóc hỗ trợ. Lợn thường đẻ vào ban đêm, thời gian đẻ khoảng 2 tiếng đồng hồ, nên người phải có mặt để lợn con ra được con nào thì lấy giẻ lau sạch cho con đó, nhất là váng nhầy ở mũi và miệng, đề phòng ngạt thở. Đồng thời phát hiện con nào có răng nanh thì dùng kim bấm răng đó đi, để khi lợn con bú không làm lợn mẹ đau vú (có trường hợp lợn mẹ không cho bú cả đàn) làm hỏng đàn lợn.

Phòng và chữa bệnh cho lợn con:

Nếu nền chuồng bị ẩm ướt và không được sạch sẽ, nhất là về mùa mưa thì lợn con dễ mắc bệnh ỉa chảy, như bệnh ỉa phân màu trắng sữa rất thối. Cần phải nhỏ thuốc phòng lúc lợn mới đẻ mỗi con khoảng 14–15 giọt thuốc đặc trị như Sfectinomcin sáng chiều, hai lần trong một ngày là được.

Lợn con 25 ngày hoặc 1 tháng tuổi đã bắt đầu tập ăn. Những ngày đầu nên nấu cháo loãng thêm một ít dường để lợn con ăn có cảm giác ngọt như sữa mẹ, lợn sẽ ăn được nhiều hơn.

Khi lợn ăn ngày càng được nhiều cần bổ sung thêm thức ăn cám con cò, có thể 30gram đến 50gram cho một con 1 ngày (tăng dần theo thời gian).

Sau 2 tháng tuổi lợn con đạt trên 10kg con.Lúc này tách khỏi lợn mẹ và đã có thể xuất chuồng, để lợn mẹ động dục lại và mang chửa lần khác. Thời gian này cần chú ý, nếu lợn con ỉa phân nhão có thể bị giun sán cần phải tiêm hoặc cho uống thuốc tẩy giun để chống lợn bị còi cọc, chậm lớn

 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình