Khí công là một phương pháp tập luyện toàn bộ tâm thể thông qua vận khí tăng cường và phát huy nội lực nhằm tạo ra sức khoẻ, để phòng bệnh cũng như chữa bệnh.
Khí công là thức kế của nền văn hoá cổ đại Trung Quốc (4000tCN). Từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, khí công bắt đầu phát triển mạnh nhờ Lão Tử (600tCN) và Trang Tử. Vào thời này cũng như thời Tây Hán (200tCN), đã có những chiết tự và hình vẽ mô tả 45 thế tập khí công, Sách Hoàng Đế Nội Kinh dành nhiều chương để bàn bạc về học thuếyt và nguồn gốc của khí công, về phân loại khí công và phương pháp áp dụng khí công trong điều trị. Danh y Hoa Đà (200tCN) sáng tạo ra “Ngũ cầm hí” để dẫn khí theo đường kinh m5ch. Bước sang thời kì cận đại, khí công được phối hợp chặt chẽ với Thái cực quyền của phái Võ Đang với Thiền của Sư tổ Đạt Ma.
Trong những thận niên gần đây, khí công được công nhận là có cơ sở khoa học và được nghiên cứu sâu rộng, không những ở Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Triều Tiên, Thái Lan, v.v... mà còn ở nhiều nước trên thế giới như Châu Âu, Châu Mĩ và Hoa Kì (Trường đại học California), Viện sinh lí và tâm lí học của Trường đại học Niu Yooc, ở Anh (Viện hàn lâm Bourkeek) cũng như ở Thuỵ Điển, Đức, Pháp, Bỉ, Thuỵ Sĩ....
Theo quan niệm của phương Đông, Khí là một chất vô hình có ở ngoài cũng như ở trong cơ thể và là nguồn của sự sống, nên gọi là “năng lượng sinh tồn” hay “sinh lực”.
Ngoài cơ thể, có Thiên khí và Địa khí hậu thiên. Khí tiên thiên hay nguyên khí là khí di truyền thừa hưởng từ cha mẹ. Khí hậu thiên là khí của bào thai trước khi sinh do khí huyết của mẹ truyền và khí sau khi sinh do hơi thở và dinh dưỡng đem lại.
Bình thường, khí luân chuyể theo kinh mạch và huyết mạch đến các cơ quan và tế bào, mà ở đó, khí được chuyển hoá thành sinh lực; trong huyết mạch, khí còn có công dụng dẫn huyết; khí đi tới đâu, huyết đi tới đó; vì thế mà vận khí trong cơ thể là mục đích chính của khí công. Vận khí phải tập luyện mới đạt được, nên mới gọi là khí công (công ngụ ý đến sức lực và thời gian).
Con người không tách rời khỏi được môi trường, môi trường bên trong cũng như môi trường bên ngoài. Môi trường bên ngoài có môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường bên trong là toàn thể các bộ phận của cơ thể và tế bào. Các môi trường này luôn luôn biến chuyển và tạo ra những kích động, đầu mối của mất sức khoẻ và bệnh tật.
Theo y lí phương Đông, vũ trụ là “Đại thái cực”, còn người là “Tiểu thái cực”. Trong Thái cực có Âm - DƯơng, hai nguyên lí đối kháng biến hoác không ngừng trên thế bình - một thế quân bình động. Từ Âm - Dương sinh ra ngũ hành: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ, cũng luôn luôn vận hành theo quy luật sinh khắc, nhưng vẫn giữ được thế hài hoà - một thế hài hoà động.
Trên người, về phương diện Âm - Dương, các tạng thuộc âm, các phủ thuộc dương, còn về ngũ hành: tâm, tiểu trường thuộc Hoả; can, mật thuộc Mộc; thận, bàng quang thuộc Thuỷ; phế, đại tràng thuộc Kim; tì, vị thuộc Thổ. Mất quân bình của âm dương hay mất hài hoà của ngũ hành làm rối loạn chức năng phủ tạng và cũng là đầu mối củ bệnh tật.
Trên bối cảnh đó, khí công nhằm mục tiêu: tạo ra sinh khí bằng thở hút khí, luyện khí và vận khí; hoá giải những kích động từ bên trong cũng như bên ngoài; lập lại và duy trì thế quân bình Âm - Dương và sự phối hợp hài hoá của ngũ hành.
Tác dụng của thế liên hoàn và cột trụ.
Khí công dựa vào ba cột trụ là: điều tâm, điều túc và điều thân, trong mối tương quan qua lại hai chiều để hấp thu khí và vận khí.
Điều tâm: Tâm như con ngựa bất kham trong một khoảnh khắc có biết bao ý nghĩ thoáng qua não. Điều tâm là xoá bỏ những tạp niêm bằng ức chế vỏ não, hướng ý vào bên trong và tập trung tư tưởng vào một mục tiêu như đếm hơi thở hay vận khí. Ức chế vỏ não là gián tiếp ức chế vùng dưới đồi và hệ lưới, nguồn gốc của các hành vi thuộc thất tình và bản năng, nhờ đó mà tâm bình.
Điều túc: Nguyên tắc chỉ đạo của thở trong khí công là thở đều, nhẹ nhàng, thoải mái và chu 3yếu bằng cơ hoành; nguyên tắc này xuyên suốt qua tất cả các phương pháp luyện khí công.
Trong các phương thức giúp con người liên hệ với tự nhiên, hơi thở có công dụng cao nhất, vì qua hơi thở có thể hít thở không những không khí mà còn hấp thụ khí (prana) của vũ trụ, nguồn sinh lực tự nhiên không bao giờ cạn.
Phủ tạng thoát ra ngoài sự chi phối trực tiếp của ý chí, nhưng có thể gián tiếp kiểm soát qua hơi thở. Về sinh lí, thở vào làm hưng phấn hệ thần kinh giao cảm và ức chế hệ thần kinh đối giao cảm và ngược lại; cho nên khí công điều hoà hơi thở vào và hơi thở ra thì mặc nhiên điều hoà hệ thần kinh thực vật và từ đó điều hoà chức năng của phủ tạng.
Nếu ta chấp nhận hệ giao cảm là Dương, hệ đối giao cảm là Âm, oxy là dương, CO2 là âm thì bằng hơi thở sẽ điều hoà được Âm Dương.
Trên sơ cở này, dựa vào số tức - một phương pháp khí công cơ sở, tập thở làm hai thì, trong đó thì thở bằng thì thở ra, khí công quân bình được hệ giao cảm và đối giao cảm, cũng như quân bình được Âm - Dương và từ đó điều trị được những bệnh do mất quân bình giao cảm - đối giao cảm và mất quân bình Âm - Dương.
Ngoài ra, thời gian ngắn hay dài của thở vào và thở ra, có thể gây hưng phấn hay ức hcế hệ giao cảm hoặc hệ đối giao cảm theo nhu cầu để điều chỉnh những rối loạn chức năng của phủ tạng.
Tóm lại, qua hơi thở, khí công tác dụng trực tiếp vào hệ thần kinh thực vật và giảm gián tiếp tác động vào các cơ quan khác của cơ thể.
Điều thân: Khí công có “Tĩnh công và Động công” với nhiều tư thế: đứng. quỳ, nằm, ngồi, dù ở tư thế nào thì nguyên tắc thứ nhất vẫn là giãn cơ, còn co cơ chỉ là nhất thời và rất giới hạn trong không gian cũng như trong thời gian.
Nguyên tắc thứ hai là mọi động tác đều nhịp nhàng và thanh thản; động tác thực ra là phụ chỉ để giúp vận khí.
Trong các tư thế, thế Kiết già là chính vì có những ưu điểm sau: Ngồi hai chân bắt chéo nhau, làm cho thân thể vững vàng chịu đựng được thời gian dài bất động (30 phút, 1-2 tiếng), thu hút được nhiều địa khí; mắt nhắm lại và khép mình đối với ngoại cảnh để tập trung tư tưởng; đầu và lưng trên một trục thẳng giúp cơ hoành và vụng vận động dễ dàng; hai chân bắt chéo nhau, là khép kín vòng Âm Dương ở chi dưới cũng như ở chi trên; lưỡi uốn cong lên nóc họng, là kích thích bài tiết nước miếng và nối liền mạch Nhâm với mạch Đốc tại huyệt Ngân giao (MĐ 28) tức cũng khép kín vòng Âm Dương; ngồi om bất động; thở nhẹ nhàng làm giảm chuyển hoá cơ bản.
Tác dụng của tập theo nhịp sinh học
Tự nhiên có nhịp sinh học của tự nhiên, con người có nhịp sinh học của con người. Khi tập khí công, cần chọn thời gian tập luyện cho phù hợp để khai thác tối ưu nhịp điệu của tự nhiên, luôn luôn chi phối nhịp sinh học của con người. Trong tự nhiên, ngày là Dương, đêm là Âm; trong bốn mùa, mùa xuân thuộc mộc; mùa hè thuộc Hoả; mùa thu thuộc Kim; mùa Đông thuộc Thuỷ; trong một ngày, sáng sớm (6 giờ) thuộc Mộc, buổi chiều (18 giờ) thuộc Kim và nửa đêm (24 giờ) thuộc Thuỷ.
Trong con người, mỗi phủ tạng đều thuộc một hành và cũng vận chuyển theo nhịp sinh học. Can thuộc Mộc hưng phấn ở giờ Mão (6 giờ). Tâm thuộc Hoả hưng phấn ở giờ Ngọ (12 giờ), Phế thuộc Kim hưng phần ở giờ Dậu (18 giờ). Thận thuộc Thuỷ hưng phấn ở giờ Tí (24 giờ). Hằng ngày, tập luyện lúc 6 giờ, 12 giờ, 18 giờ, 24 giờ là tập hướng theo nhịp sinh học của ngũ hành và của phủ tạng; nếu không tập được vào cả 4 giờ nói trên, thì nên tập vào 6 giờ sáng thuộc Mộc và 18 giờ chiều thuộc Kim, tức giờ mẹ của Hoả (Mộc sinh Hoả) và giờ mẹ của Thuỷ (Kim sinh Thuỷ).
Theo nhịp sinh học của kinh mạch, sẽ tập vào giờ mở của kinh mạch, tức là vào giờ (11-13 giờ) để dẫn khí vào kinh tâm, giới Dậu (17-19 giờ) để dẫn khí vào thận, giờ Sửu (1-3giờ) để dẫn khí vào can, giờ Dần (3-5 giờ) để dẫn khí vào phế.
Theo phương hướng, Đông thuộc Mộc, Tây thuộc Kim, Nam thuộc Hoả, Bắc thuộc Thuỷ, do đó trong lúc tập sẽ ngoảnh mặt theo các phương hướng sau đây: 6 giờ (thuộc Mộc) hướng về phương Đông; 18 giờ (thuộc Kim) hướng về Tây; 12 giờ (thuộc Hoả) hướng về phương Nam; 24 giờ (thuộc Thuỷ) hướng về phương Bắc.
Trên phương diện môi trường bên ngoài; tập vào 4 giờ nói trên giúp cơ thể thích nghi với những thay đổi về nhiệt độ trong ngày, cũng như về nồng độ oxy và tán khí trong không khí, nên duy trì được sức khoẻ mặc những thay đổi của thời tiết.
Hiệu lực đối với cơ thể
- Về tổng trạng: Cơ thể dễ thích nghi với hoàn cảnh, quen với gắng sức, kể cả trong môi trường thiếu oxy, dư Co2 và lúc nào cũng có cảm giác thoải mái.
- Về hô hấp: Tần số hô hấp thở giảm, cụ thể là trong tập nội lực, chỉ thở hai lần hay một lần trong một chút; cũng như trong tập nội lực biên độ của hơi thở, di động của cơ hoánh và thông khí phế nang tăng, sự tiêu thụ oxy giảm; riêng trong số tức với vắng lặng hoàn toàn, nồng độ oxy giảm và bồng độ CO2 tăng ở mức độ vừa phải (Guorui, 1988n) nên không làm rối loạn cơ thể.
- Về tuần hoàn: Nhịp tim chậm lại, nồng độ CO2 tăng ở mức độ vừa phải, tăng lưu lượng máu vào não và làm giãn mạch.
- Về huyết học: Số lượng hồng cầu tăng do sự giảm nồng độ oxy kích thích thận bài tiết erythropoietin, bạch cầu huyết tăng, đồng thời khả năng thực bào cũng tăng.
- Về tiêu hoá: Bài tiết nước miếng và làm cho nhu động của dạ dày của ruột tăng.
- Về thần kinh: Các phản xạ có hại cho cơ thể bị xoá bỏ, các phản xạ có điều kiện có lợi cho cơ thể được hình thành.
- Về tâm thần: Người tập khí công ít bị dao động trước những nghịch cảnh và ít bị tình cảnh chiphối, nên tâm thần giữ được bình và dễ hoà hợp với mọi người.
Phương pháp tập khí công
- Yêu cầu chung
Nơi tập phải yên tĩnh, thoáng khí, mát mẻ, không nóng quá và không lạnh quá, xa nơi hồ ao, bếp lửa. Tập xa bữa ăn, mặc quần áo rộng để hơi thở không bị ngăn trở. Trước khi tập. sẽ gạt bỏ mọi ưu tư hay mưu mơ để tâm được bình thản, trong khi tập, sẽ tự kiểm soát các cảm quan để điều chỉnh tư thế cũng như hơi thở.
Cám giác thoải mái cần được duy trì trong suốt buổi tập cũng như sau buổi tập, nếu có cảm giác mệt mỏi sau khi tập là tập sai.
Tập xong, trước khi đứng dậy, sẽ xả, tức là thở như số tức nhưng thì thở ra dài gấp hai thì thở vào và thở ra đằng mồm nhẹ nhàng như thổi chén nước nóng cho nguội, đồng thời thót bụng lúc thở ra để thải bớt CO2 ra ngoài, sau đó xoay hai khớp vài, hai bàn chân, xoa bóp cẳng chân chomáu lưu thông bình thường.
- Thở theo công thức và chiêu số
Thở trong khí công là thở thật đều. Để đạt mục tiêu này, sẽ thở theo công thức và chiêu số. Công thức chỉ cách thở làm mấy thì với thời gian chomỗi thì đều nhau hay khác nhau, ví dụ: công thức thở 1 - 1 trong số tức có nghĩa là thở làm hai thì, thở vào và thở ra bằng nhau và không có thì nghỉ giữa hai hơi thở. Công thức thở nội lực là 1 - 4 - 2 có nghĩa là thở làm 3 thì, thở vào, ngừng thở, thở ra, với thì ngưng thở dài gấp 4 thì thở vào và thì thở ra gấp 2 lần thì thở vào và không có nghỉ giữa hai hơi thở.
Chiêu số thở chỉ đếm cho mỗi thì trong hơi thở, theo quy tắc, cứ hai số đếm là 1 giây, ví dụ: chiêu số 5 - 5 trong tức có nghĩa là thở vào trong 5 số đếm, tức trong 2, 5 gây và thở ra cũng vậy.
- Công thức thở cố định : bước đầu, cần lựa chọn chiêu số thấp phù hợp với thể trạng của người tập và sẽ tăng dần theo tiến trình luyện tập.
Các phương pháp vận khí
- Vận khí có: đề khí, dẫn khí, tụ khí, phóng khí, thoát khí và truyền khí.
- Đề khí: là thu hút khí ở ngoài vào huyệt, thường là huyệt Thừa tương (MN 24) của mạch Nhâm và lưu khí tại đó trong suốt thời gian thở vào của hơi thở.
- Dẫn khí là trong lúc thở vào hay thở ra hoặc ngưng thở, dùng ý đưa khí tới huyệt tụ khí theo đường kinh mạch hoặc tới thẳng một cơ quan, một vùng của cơ thể.
Dẫn khí bằng khí có thể kết hợp với những động tác đề khí dễ lưu thông. Để dẫn khí đi lên sẽ đưa đưa hai tay lên trời, muốn đưa khí xuống sẽ hạ hai tay xuống hạ tiêu, toả khí ra sẽ rung thẳng hai tay, thu khí vào sẽ khép hai tay tại ngực.
- Tụ khí là dồn khí vào một vùng, một huyệt cho tới nồng độ cao. Thở cơ quan, như thở thận, thở gan có mục đích này.
- Nén khí là ép khí vào một vùng, một huệyt chủ yếu là huyệt Quan nguyên, hoặc bằng cơ hoành hay bằng cơ hoành kết hợp với cơ bụng. Nén khí là phần chủ yếu của thở nội lực.
- Phóng khí là bằng tập trung tư tưởng tung nội khí trong chớp nhoáng ra ngoài qua hai bàn tay hay ngón tay trả duỗi thằng; phóng khí chỉ thành công khi có nội lực dồi dào và tập trung được tư tưởng cao độ.
- Thoát khí là đưa khí từ từ ra ngoài hoặc qua một huyệt hay một cửa ngõ có sẵn trong cơ thể như miệng, mũi, hậu môn; ở đây cần nên nhắc lại trường phái khí công của Lão Tử nhấn mạnh tối tập co thắt và hĩan nở hậu môn trong luyện khí, để kích thích tuyến sinh dục - nguồn của Tinh.
- Truyền khí còn gọi là truyền nội lực là dùng tập trung tư tưởng đưa khí của cá nhân mình chạy sang cơ thể của đối tượng bằng cách đặt bàn tay hay ngón tay của mình vào vùng hay huyệt trên cơ thể của họ. Truyền nộilực để hồi sức và điều trị bệnh đòi hỏi phải có khí lực dồi dào và thuần thục trong vận khí.
Đan điền và vận khí
Khí luôn luân chuyển trong cơ thể, chu 3yếu theo đường kinh mạch; nhưng có những huyệt trọng điểm hay trung tâm của nội lực gọi là đan điền (Trường phái Yoga - Ấn Độ cũng quan niệm có 7 luân xa - Chakra) nằm trên mạch Nhâm. Đốc và cũng là những trọng điểm của khí.
Các đan điền đóng một vai trò rất quan trọng trong khí công vì nhiều lí do:
- Đan điền là cửa ngỏ để khí ở ngoài được thu hút vào cơ thể, do đó phải được mở rộng. Một mục tiêu của tập khí công là mở các đan điền này, cũng như khai thông minh mạch (mục tiêu chính của Yoga cũng là mở các Chakra).
- Tại mỗi đan điền, khí được tích trữ, tôi luyện để thành sinh lực phù hợp với chức năng của các cơ quan bmà đan điền là một khâu quan hệ của khí công.
Học giả thường quan niệm trên trời có ba kho tàng sinh lực là Mặt Trời, Mặt Trăng và Sao, dưới đất có ba khi tàng sinh lực là Nước, Lửa và Gió, trong con người cũng có ba khi tàng sinh lực là Tinh, Khí, Thần. Một số tác giả Trung Quốc như Gouroi quan niệm Tinh - nguồn của sự sống đóng ở huệyt Quan nguyên (MN 4) tức đan điền hạ: Khí - ngùôn của sinh lực đóng ở huyệt Thần Khuyết (MN 8) tức đan điền trung, Thần - nguồn của tư tưởng và tình cảm đóng ở huyệt Ấn đường tức đan điền thượng.
Một số tác giả khác quan niệm: đan điền khí ở huyệt Bách hội (MĐ 20) nơi rất dễ thu hút thiên khí: đan điền thần ở huyệt Đãn trung hay Chiên trung (Mn 17) tức huyệt của Tâm vì theo đông y, Tâm là gốc của Thần.
Một số tác giả lại cho rằng, đan điuền khí ở huyệt Đãn trung còn gọi là Thượng khí hải, huyệt hội của khí, huyệt mộ của Tâm bào, còn đan điền thần ở huyệt Bạch hội.
Phương pháp tập theo cấp bậc
Các phương pháp tập khí công có thể chia làm 3 cấp bậc: khí công cơ sở, khí công căn bản và khí công thượng thừa.
Khí công cơ sở mượn hơi thở để điều hoà khí công qua tập trung tư tưởng, trong tư thế kiến già hay bán già. Có 4 phương pháp khí công cơ sở là số túc, quán túc, và duyên túc.
- Số túc: Thở làm hai thì theo công thức 1 - 1 thở vào bằng thở ra và không có thỉ nghỉ ở giữa hai hơi thở; chiêu số thở trong thời gian đầu là 4 - 4, sau đó tăng lên 5 - 5, 6 - 6, v.v... cho tới 10- 10. Số túc có tác dụng giúp người tập kiểm soát được hơi thở và có những hiệu lực sinh lí sẽ trình bày sau.
- Quán túc: Thở như số túc theo công thức 1 - 1 nhưng thay vì đếm hơi thở theo chiêu số, sẽ nhẩm trong đầu câu “Tôi biết tôi thở vào” trong thì thở vào là câu “ Tôi biết tôi thở ra” trong thì thở ra.
Quán túc giúp người tập trung tư tưởng và cũng có tác dụng và hiệu lực giống như số túc. Số túc và quán túc tuy là bước đầu của luyện tập khí công nhưng rất quan tr5ong và tạo nên nền móng để đi xa hơn nữa; vả chăng, hai cách này còn có khả năng bảo vệ sức khoẻ và điều trị một số bệnh, nên có người chỉ cần tập số túc, hằng năm hay suốt đời.
- Chỉ túc: Thở làm ba thì đều nhau theo công thức 1 - 1 - 1; thở vào, ngưng thở và thở ra. Chỉ túc có công dụng dẫn khí theo kinh mạch đến một vùng hay một điểm nào của cơ thể, rồi tụ khí ở đó trong thì ngưng thở. Huyệt thông dụng nhất là huyệt Quan nguyên của mạch Nhâm (MN 4), còn gọi là đan điền Tinh. Trong lúc ngưng thở, sẽ dẫn khí từ Thừa tương (MN 24) theo mạch Nhâm xuống tới Quan nguyên. Chỉ túc là bước đầu của vận khí.
- Duyên túc là nương theo hơi thở bình thường và thở là ba thì, thở vào, thở ra, nghỉ, nhưng thì thở ra rất ngắn, ví dụ: thở theo chiêu số 4 - 1 - 5. Sau này, khi đã thuần thực, duyên túc sẽ trở thành tự động để ý có thể tập trung hoàn toàn vào vận khí trong khí công thượng thừa.
Khí công căn bản có hai giai đoạn: giai đoạn tập nội lực và giai đoạn tập nội công.
Trong giai đoạn tập nội lực có luyện tập nội lực, thở âm dương và thở thận.
Luyện nội lực là phần chủ chốt của khí công. Công thức thở nội lực là 1- 4- 2 tức là thở làm ba thì, thở vào, ngưng thở và thở ra; thì ngưng thở dài gấp 4 lần thì thở vào; thì thở ra dài gấp hai lần thì thở vào.
Trong thì thở vào sẽ đề khí ở huyết Thừa tương; trong thì ngưng sẽ thở sẽ vận khí từ Thừa tương xuống, Quan nguyên rồi ép khí ở đó bằng cách co cứng hai vai, hai tay, nắm chặt hai bàn tay, căng phình bụng và đưa cơ hoành xuống vùng hạ điền tới mức tối đa; đồng thời tưởng tượng toàn bộ khí của cơ thể đổ dồn vào vùng Quan nguyên. Trong thì thở ra, sẽ đưa khí ngược lên dần dần từ Quan nguyên trở về Thừa tương rồi cho thoát khí ra ngoài. Chiêu số trong giai đoạn bắt đầu tập nội lực là 5 - 10- 20, sau đó tăng dần chiêu số trung bình là 10- 40- 20, tức thở khoảng hai lần trong một phút; những người tập thành thực có thể theo công thức 60- 30, hay 20- 80- 40, tức thở một lần trong một phút.
Tập thở nội lực đòi hỏi tập trung tư tưởng cao độ và có tác dụng tăng cường sinh lực tối đa.
Điều hoà âm dương là dẫn khí chạy theo mạch Nhâm và mạch Đốc thành vòng kín. Công thức thở là 1 - 4 - 2, như thở nội lực và sẽ vận khí trong khi ngưng thở mà không ép khí. Tư thế tập là ngồi kiết già trong thế tĩnh hoàn toàn.
Điều hoà âm dương nên tập là ba bước: bước đầu vận khí theo mạch Nhâm, bước hai vận khí theo mạch Đốc; bước ba vận khí theo mạch Nhân và mạch Đốc thành vòng kín.
Tuy nhiên, nếu đã tập số túc thành thạo thêo chiêu số 10- 10 sẽ điều hoà âm dương bằng dẫn khí đi một vòng thứ nhất trong thì thở vào và một vòng thứ hai trong thì thở ra.
Vận khí theo võng mạch Nhâm - Đốc có tác dụng kích thích hệ thần kinh thực vật nằm trong tuỷ sống và điều hoà toàn bộ phủ tạng.
Trường phái Lão Tử gọi âm dương là quỹ đạo tiểu vũ trụ hay tiểu châu thiên và chú trọng vào việc tụ khí lần lượt tại những trung tâm kỉ lục nằm tại các huyệt chính của mạch Nhâm và mạch Đốc.
Trên mạch Nhâm có: huyệt Hội âm (MN 1) tức luân xa 1 của Yoga, trung tâm của sự sống và sự chết; huyệt Quan nguyên (MN 4) trung tâm của tuyến sinh dục để sinh ra Tinh; huyệt Thần huyết (MN 8) cửa ngỏ để khí của người mẹ vào bào thai; huyệt Trung quản (MN 12) trung tâm của đám rồi mặt trời, huyệt Đãn trung (MN 17) được gọi là trung tâm của Tâm, là huyệt mộ của Tâm bào; huyệt Thiên đột (MN 22), trung tâm của tuyến giáp và tuyến cận giáp.
Trên mạch Đốc có: huyệt Trường cường (MĐ 1), (luân xa 2 của Yoga) trung tâm của năng lực sinh dục, huyệt Mệnh môn (MĐ 4), (luân xa số 3 của Yoga), trung tâm của thận (theo Lão Tử); huyệt Đại chuỳ (MĐ 14) (luân xa 5 của Yoga), chủ Phế; huyệt Bách gội (MĐ 20), (luân xa của Yoga) còn gọi là Nê hoàn cung, trung tâm của não sau đón nhận sinh lực của vũ trụ; huyệt An đường (luân xa 6 của Yoga), trung tâm của tuyến yên (Lão Tử) chi phối các tuyến nội tiết.
Thở thận, là làm vượng thuỷ: thận trái là âm Thuỷ, thận phải là dương Thuỷ. Ngoài ra giữa hai thận, có Mệnh môn chủ hoả, Long Lôi Hoả trong đó có nguyên Âm và nguyên Dương, nến thận Mệnh môn tượng hình cho Thái cực và thở thận là tác động vào tiểu Thái cực tức toàn bộ cơ thể.
Thở thận theo công thức: 1 - 4- 2 như thở nội lực, nhưng không ép khí vào vùng thận.
Để giúp tập trung tư tưởng vào vùng thận, sẽ đặt hai bàn tay vào vùng sau lưng trong suốt lúc tập và hơi cúi mình xuống lúc vận khí trong thì ngưng thở.
Trên nguyên tắc, chỉ nên tập thở thận khi đã tập nội lực thuần thực, tuy nhiên, tuỳ theo nhu cầu, có thể tập sau khi đã tập chỉ tức thành thạo.
Tập nội công nhằm phát huy nội lực vào toàn thân hay một vùng của cơ thể. Công thức thở của nội công cũng là 1 - 4 - 2 như Nội lực và cũng vận khí trong khi ngừng thở. Nội công có động công và tĩnh công. Trong động công sẽ kết hợp hơi thở với những động tác để đạt một mục tiêu tưởng tượng như nâng một tảng đá, xô đẩy một bức tường, bẻ gãy một thanh sắt; những động tác này phải nhịp nhàng như múa vờn, nên bề ngoài không thấy gắng sức.
Trong các động tác có sự kết họp hài hoà giữa co cơ và giãn cơ, nhưng giãn cơ là chính, co cơ chỉ trong khoảnh khắc, vì vậy tim vẫn đập chậm và đều, tinh thần vẫn thoải mái, nụ cười bên trong (Mantak Chia) vẫn được duy trì suốt buổi tập.
Ngoài ra, những mục tiêu chỉ có trong quán tưởng và cũng không dùng dụng cụ, nên động công khác với ngoại công trong võ thuật.
Tĩnh công là vắng lặng hoàn toàn và chỉ dùng quán tưởng để hình dung các động tác cũng như mục tiêu. Động công thấp, tĩnh công cao.
Trong các phương pháp động công phải nói tới Ngũ cầm hí và Tam cầm hí. Trong Ngũ cầm hí của Hoa Đà thì Hổ hí thể hiện hìanh tỉnh dũng mãnh; hầu hí, tính khéo léo; Hạc hí, tính uyển chuyển; Lộc (nai) hí, tính nhanh nhẹn; hùng (gấu) hí, tính vững chắc; Tam cầm hí của Lão tử khai thác những đặc tính của nai, hạc và rùa.
Khí công thượng thừa có mục tiêu vận khí vào các đan điền để kuyện Tinh, Khí, Thần.
Mỗi đan đìen có thể luyện riêng rẽ hoặc cả ba trong một hơi thở như trong phương pháp “Tam điền quy nguyên”.
Khí công thượng thừa tập làm ba giai đoạn:
Trong giai đoạn đầu, sẽ thở như trong nội lực theo công thức 1 - 4- 2 và chiêu số 10- 40- 20 và ép khí ở huyệt Quan nguyên (luyện tinh), hay huyệt Đãn Trung (luyện thần) hoặc huyệt Bách hội (luyện khí) trong lúc ngưng thở.
Như trên đã trình bày, theo đa số tác giả Trung Quốc, sẽ ép khí ở huyệt Quan nguyên để luyện tinh, ở huyệt thần khuyết để luyện khí và ở huyệt An dương để luyện Thần. Trong giai đoạn hai: thở như một nội lực, theo công thức 1 - 4 - 2, nhưng sẽ thở vào làm 2, 3 thì để tụ khí thật nhiều vào Quan nguyên.
Trong giai đoạn ba, sẽ thở theo duyên túc, túc tự động để tập trung tư tưởng hoàn toàn vào vận khí, tụ khí tại các đan điền trong thời gian ngắn dài không hạn định theo tiến triển của tập luyện.
Khí công trong điều trị
Khí công có thể điều trị được một số bệnh chủ yếu là do rối loạn cơ năng, cụ thể là hen suyễn, rối loạn nhịp tim, huyết áp cao, suy nhược tâm thần. Trong tất cả các bệnh kể trên, phương pháp điều trị chủ yếu là số túc trong tư thế kiết già hay bán già.
- Bệnh hen suyễn: Khí công có khả năng điều trị hen suyễn vì lập lại được thế quân bình giao cảm - đối giao cảm thường bị mất do tăng đối giao cảm. Người tập khí công sẽ quen với thay đổi thời tiết, có tự tin, có phản xạ hoà giải những kích động bên trong cũng như bên ngoài cơ thể, chống lại được cơn suyễn do dị ứng hay tâm thần.
- Rối loạn nhịp tim: Khí công giúp lập lại trạng thái quân bình giao cảm và đối giao cảm, làm cho nhịp tim đập đều; qua thở nhẹ và chậm làm cho tim đập chậm lại, do đó điều trị được rối loạn nhịp tim. Tập trung tư tưởng, hướng tâm vào bên trong và giúp tâm bình cũng giúp người bệnh loại bỏ được một số nguyên nhân làm rối loạn nhịp tim.
- Huyết áp cao: Khí công hạ huyết áp chủ yếu bằng cách làm giãn mạch, tim đập chậm và đều, cũng như tâm bình.
- Rối loạn tiêu hoá: Bằng tăng nhu động ruột, khí công làm cho ngon miệng khi ăn và điều trị được táo bón, qua điều hoá giao cảm, nên có thể điều trị được một số bệnh tâm thần như bệnh trầm cảm.
Bệnh từng vùng hay từng cơ quan.
Khí công có khả năng điều trị những rối loạn chức năng của từng vùng hay từng cơ quan của cơ thể qua phương pháp tụ khí kết hợp với hơi thở và những động tác thích hợp. Điển hình là ở thận trong khí công căn bản đã trình bày ở trên. Công thức thở 1 - 4- 2 và trong thì ngưng thở, sẽ tụ khí xuống huyệt Quang nguyên rồi dẫn khí và tụ khí, tức dẫn huyết và tụ huyết tới vùng hay cơ quan cần điều trị; đồng thời chuyển tư thế, gồng cứng cơ của vùng tạo khí và tưởng tượng sức mạch của toàn thận dồn vào đó. Tuỳ nhu cầu và loại bệnh, trong thì ngưng thở sẽ xoa bóp bằng tay các ngón tay vùng này để giúp khí huyết lưu thông. Cụ thể là xoa bóp vùng thượng tiêu để điều trị đau dạ dày, xoa bóp vùng mặt để gây hưng phấn các dây thần kinh sọ III, IV, VI và điều trị giảm thị giác.
Trên cơ sở này, khí công gọi là thở phổi, thở gan, thở dạ dày, hay thở đầu và cổ, thở ngực, thở bụng, thở lưng, thở chân. Những người đã tập nội lực thuần thục, sẽ áp dụng phương pháp nội công để chữa bệnh nhất là bệnh bại liệt, cứng khớp thuộc từng vùng cơ thể, do đó, người ta chia nội công ra làm nội công đầu, nội công bụng, nội công bàn tay, ngón tay hoặc nội công toàn thân.
Điều kiện để thành công.
Khí công đòi hỏi ở người tập luyện một số điều kiện căn bản.
Về kiến thức: nắm vững sinh lí đại cương, cơ chế vận hành của âm, dương, ngũ hành và đường đi của kinh mạch cũng như vị trí của những huyệt chính, vì đây là cơ sở khoa học của khí công, hiểu biết tác dụng của khí công để tự điều chỉnh những sai lầm, đánh giá kết quả tập luyện.
Về rèn luyện bản thân: có quyết tâm cao và kiên trì không nóng vội, không đốt giai đoạn, loại bỏ những thói quen tật xấu, cụ thể là nghiện thuốc lá, rượu, v.v... Tự khép mình vào kỉ luật tập đúng phương pháp, đều đặn hàng ngày đúng giờ và không tự dễ dãi với chính mình; giữ cho cơ thể và tâm hồn lúc nào cũng thoải mái, tự loại bỏ những chướng ngại tâm lí để giữ được tâm bình.
Giáo sư Ngô Gia Huy |