Tia xạ chiếm vị trí quan trọng trong điều trị ung thư, nhưng tia xạ cũng gây nhiều tai biến làm hạn chế kết quả điều trị và gây ra nhiều bất lợi cho bệnh nhân. Tỉ lệ tai biến trên da do chiếu xạ của thế giới chiếm 11% (Bardutchev M.S, 1987). Ở Việt Nam theo thống kê của Bệnh viện Hai Bà Trưng thì tai biến trên da chiếm tỉ lệ 40%.
Để góp phần tạo ra một chế phẩm thuốc dùng trong điều trị thương tổn da sớm do chiếu xạ gamma cobalt - 60 trên bệnh nhân ung thư. Chúng tôi đã nghiên cứu thuốc KT1 chiết suất từ củ ráy có tác dụng bảo vệ và điều trị các thương tổn do tia xạ gây ra trên súc vật cũng như trên bệnh nhân ung thư.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng KT1 là dịch ép toàn phần của củ ráy được bào chế dưới dạng bột kép: bột sương được tạo ra từ dịch ép củ ráy qua máy automiseur và bột talc. Trong đó chất có tác dụng là bột sương nói trên và bột talc là tá dược để chống kết dịch. Khi sử dụng chúng tôi pha thành dung dịch 5% dùng để bôi vào vùng da đượ chiếu xạ. Viện dược liệu đã xác định về mặt định tính trong chế phẩm KT1 có flavonoid, không có: glucosid, ancaloid, ancaloid, cumazin, tamin, saponin.
Trên thỏ thí nghiệm: Các thỏ thí nghiệm đều được chiếu xạ hằng ngày với mức liều 2 Gy, kéo dài trong 30 ngày, với trường chiếu 3 x cm2 = 9cm2 tương đương với 0.5% diện tích da thỏ. Một đợt chiếu các thỏ thí nghiệm đều nhận với tổng liều trước và sau tia xạ, sau bôi thuốc KTi, 5 phút. Nhóm chứng bôi nước muối sinh lí 9%. Sau khi tia xạ đủ liều 60 Gy trong 30 ngày tất cả các thỏ đều lấy da vùng chiếu xạ đem cố định bệnh bẩm phẩm bằng boin, đúc bằng parafin và nhuộm bằng hematoxylin - (eozin) để đánh giá thay đổi tổ chức học của cấu trúc da. Đánh giá thương tổn do tia xạ theo thang điểm Xusaed (1990).
Phương pháp đánh giá tác dụng điều trị thương tổn da sớm của KTi trên da bệnh nhân đã chiếu xạ: Các bệnh nhân ung thư đều được chiếu xạ hằng ngày với mức liều 1,8-2Gy, thời gian chiếu xạ kéo dài từ 6-8 tuần với trường chiếu 6 x 8cm, 8 x 10cm 15cm, 15 x 15cm, tuỳ thuộc vào thương tổn của khối u. Tổng liều của đợt chiếu ở tất cả các bệnh nhân từ 60-70Gy. Nhóm chứng bôi nước muối sinh lí 9%, nhóm điều trị bôi KT1 5%.
Sự thay đổi nhiệt độ da được đánh giá bằng cách đo nhiệt độ trước, sau bôi thuốc bằng dụng cụ nhiệt kế điện tử NR-02B.
Mức độ thương tổn da ở vùng chiếu xạ được đánh giá theo thanh điểm Xusaep (1990) và bằng cảm giác chủ quan ở bệnh nhân bị chiếu xạ.
Kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu trên súc vật.
Tác dụng của KT1 thay đổi nhiệt độ da thỏ vùng chiếu xạ.
Kết quả được tóm tắt và một số nhận xét sau:
Nhiệt độ sau chiếu xạ: Nhiệt độ da thỏ tăng trung bình 0,2oC
Với số mẫu là 900 mẫu cho mỗi nhóm và sai số chuẩn cho mỗi đại lượng từ 0,02-0,04 các hiệu giá trị được bào đãm ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy P<0,05.
Nhiệt độ sau bôi nước muối sinh lí 9%: Nhiệt độ vùng da thỏ giảm trung bình là 0,3oC với P<0,05. Như vậy nếu tính đến sai số của nhiệt kế 0,2oC thì trung bình hiệu quả dùng NaCl 9% chỉ làm giảm nhiệt độ vùng da thỏ được tia 0,1oC.
Nhiệt độ sau bôi thuốc KT1: Trên các vùng da thỏ giảm rõ rệt. Trung bình cho cả ba nhóm giảm 0,67-0,73oC, nếu tính đến sai số của nhiệt kế là 0,2oC thì trung bình hiệu quả dùng KT1 làm giảm nhiệt độ tới 0,5oC, hiệu này có ý nghĩa thống kê (với P<0,05).
Tóm lại: nếu không phân biệt các nhóm da thỏ riêng biệt thì kết quả của 900 số đo nhiệt độ của từng nhóm (nhóm chứng và nhóm sử dụng KT1) cho ta thấy:
Nhiệt độ trong phòng thí nghiệm khoảng 23,4oC.
Hiệu nhiệt độ sau và trước tia: 0,2oC.
Hiệu nhiệt độ sau và trước lúc sử dụng KT1: 0,7oC.
Hiệu nhiệt độ sau và trước khi sử dụng NaCl 9%; 0,3oC.
Tác dụng của KT1 trên mức độ thương tổn da thỏ bị chiếu xạ.
Nhận xét đại thể: Trên cùng một thỏ chiếu xạ nhìn bằng mắt thướng cũng thấy được ở mức liều chiếu xạ 60 Gy da thỏ bôi KT1 5% chỉ xuất hiện thương tổn ở mức độ hồng ban. Theo thang điểm Xusaep thì mức độ thương tổn da thỏ chỉ chiếm 2 điểm. Trái lại ở bên lưng thỏ chiếu xạ bôi nước muối sinh lí thì da bị xạm và viêm khô đạt mức 4 điểm, tăng gấp 2 lần so với bên điều trị KT1.
Đánh giá mức thương tổn da theo thang điểm Xusaep: Trên nhóm điều trị 30 thỏ bôi KT1 bên phải, bôi nước muối sinh lí (9% làm chứng) bên trái. Kết quả đánh giá theo thang điểm Xusaep về mức độ thương tổn da được tóm tắt ở bảng:
Liều xạ |
Số lượng thỏ |
Điểm số tổn thương |
Chỉ số bảo vệ α(%) |
Bôi NaCl 9% (bên trái) |
Bôi KT1 5% (bên phải) |
20
40
60 |
30 |
222.17
384.33
445 |
176.83
204.33
238.33 |
21
46
51 |
Công thức tính chỉ số bảo vệ phóng xạ α:
α (%) = DC - NC/DC.100
DC: điểm thương tổn da chứng
NC: điểm số thương tổn của nhóm bôi KT1
Kết quả ở bảng cho thấy KT1 5% bôi sau chiếu gamma cobalt 60 đã có tác dụng ngăn ngừa làm giảm thương tổn da ở các mức độ khác nhau giảm nhẹ hơn nhóm chứng xấp xỉ 2 lần. Kết quả này là đáng tin cậy (với P < 0.01)
Trên sự thay đổi tổ chức học ở da thỏ bị chiếu xạ: Trên tiêu bản về tổ chức học của da ở nhóm KT1 có mức thương tổn nhẹ, hiện tượng thoái hoá các lớp ít, các lớp biểu bì, trung bì, hạ bì phân biệt rõ, ít thấy các tế bào thoái hoá ở phía sâu, các nguyên tế bào sợi phát triển có các hình ảnh phân chia. Tất cả khẳng định tác dụng điều trị thương tổn da sớm của KT1 khác hẳn với nhóm chứng đều xuất hiện thương tổn da ở tất cả các lớp: lóp biểu bì thường sừng hoá nhanh và bong ra, trên mặt lớp trung bì thường tạo thành lớp tế bào bị thoái hoá và bong ra cùng lớp biểu bì, đồng thời còn gây thương tổn nặng ở các phần phụ của da như nang lông và các tuyến.
Kết quả điều trị thương tổn da sớm do chiếu xạ của ung thư điều trị bằng gamma cobalt - 60.
Ở nhóm bệnh nhân bôi KT1 5% sau khi ngừng tia 10 phút nhiệt độ vùng da chiếu xạ hạ xuống 0.7oC. Trái lại ở nhóm bệnh nhân không được bôi thuốc thì nhiệt độ da không giảm: ở cùng một thời điểm (10 phút sau khi ngừng chiếu xạ). Kết quả này cũng được khẳng định khi xem xét bằng mắt thường ở bệnh nhân chiếu xạ có bôi KT1 thì vùng bị chiếu xạ chỉ xuất hiện viêm khô, không có loét và hoại tử. Trái lại ở nhóm chứng ta thấy rõ da bị cháy và xạm đen.
Tác dụng của KT1 trên mức độ thương tổn da bị chiếu xạ ở bệnh nhân ung thư.
Độ thương tổn vùng da bị chiếu xạ ở bệnh nhân ung thư ở nhóm điều trị bôi KT1 5% và nhóm chứng với cùng một liều lượng tia xạ, cùng diện tích chiếu, thời gian chiếu và trên cùng một loại ung thư. Kết quả đánh giá thương tổn da theo thang điểm Xusaep được tóm tắt ở bảng 4 và Biểu đồ 5.
Nhìn vào bảng 4 và Biểu đồ 5 ta thấy rõ thương tổn da do tia xạ tăng dần theo mức liều của tia gamma cobalt - 60. Cụ thể ở mức liều 20 Gy thì da bị thương tổn chủ yếu ở mức ban đỏ và một tỉ lệ bị viêm khô, không có thương tổn phỏng, loét và hoại tử, ở mức liều cao 60 Gy thì thương tổn phỏng. Thuốc KT1 có tác dụng điều trị thương tổn da sớm do tia xạ được biểu thị làm giảm nhẹ về số lượng bệnh nhân bị đỏ da ở mức liều 20 Gy, giảm số lượng bệnh nhân bị viêm da khô ở mức liều 40Gy và giảm xuống đáng kể tỉ lệ bệnh nhân bị xạm da ở mức liều 60 Gy. Nếu tính bằng thang điểm Xusaep thì thuốc KT1 5% bôi hằng ngày vào vùng da bị chiếu sau khi ngừng tia 5 phút có mức thương tổn da thấp hơn nhóm bệnh nhân không điều trị 2 lần trong cùng một điều kiện chiếu xạ.
Đánh giá tác dụng của KT1 qua phiếu theo dõi cảm giác chủ quan ở bệnh nhân ung thư chiếu xạ.
Kết quả được tóm tắt trong bảng 5
Trong bảng 5 cho thấy: ở 150 bệnh nhân sau khi tia xạ được bôi KT1 người bệnh đều cảm giác chung là vùng da bị chiếu không bị rát: có cảm giác mát, dẽ chịu (chiếm tỉ lệ 86%); có cảm giác tê sau bôi thuốc 5 phút: 18/150 bệnh nhân (chiếm tỉ lệ 12%) và đặc biệt có 2 bệnh nhân trong tổng 150 bệnh nhân có biểu hiện ngứa sau bôi thuốc ở những ngày đầu. Cảm giác ngứa mất đi từ ngày thứ 5 trở đi. Trái lại ở nhóm không bôi KT1 số bệnh nhân sau tia xạ đều cảm nhận có cảm giác nóng rát khó chịu là 30/50 (chiếm tỉ lệ 60%), 15 bệnh nhân có cảm giác căng da (chiếm tỉ lệ 30%) và 5 bệnh nhân (10%) xuất hiện cảm giác đau ở vùng da bị chiếu xạ. Tóm lại về mặt cảm giác dễ chịu, da vùng tia không bị nẻ căng, nóng rát, nhất là các bệnh nhân phải tia xạ vào vùng cổ và nách.
Với những kết quả nghiên cứu thu được trên thực nghiệm cũng như trên người bệnh, các số liệu đã được xủ lí thống kê và có độ tin cậy cao về tác dụng của thuốc KT1 áp dụng điều trị thương tổn da sớm do chiếu xạ gamma cobalt - 60 trên súc vật và người, chúng tôi rút ra các kết luận sau:
Trên thực nghiệm ở súc vật cũng như áp dụng điều trị cho người, thuốc KT1 có tác dụng làm giảm nhiệt độ ở vùng da chiếu xạ gamma cobalt - 60 rõ rệt.
Thuốc KT1 thử nghiệm trên thỏ cũng như bôi trên da bệnh nhân có tác dụng ngăn ngừa và làm giảm nhẹ thương tổn da vùng bị chiếu xuống 2 lần so với nhóm chứng. Thuốc đưa lại cảm giác mát dễ chịu đỡ gây rát, góp phần điều trị các thương tổn da sớm do tia xạ cho phép người bệnh đạt được liều phóng xạ như dự kiến điều trị ung thư.
Tiến sĩ Lê Văn Thảo |