Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Chăm sóc sức khoẻ
Sự thích nghi của người Việt Nam đối với nóng ẩm

Sự sống là một quá trình hoàn chỉnh hóa các chức năng của sinh vật trong môi trường. Môi trường luôn luôn tác động lên cơ thể con người và con người luôn luôn phải thay đổi chức năng để phù hợp với môi trường. Môi trường Việt Nam nằm ở trung tâm Đông Nam á, trong vòng đai nhiệt đới Bắc bán cầu nhích về phía chí tuyến. Vị trí này đã khiến cho Việt Nam hằng năm thu nhận được một lượng lớn bức xạ . mặt trờI với cân bằng bức xạ dương quanh năm. Nhiệt độ trung bình năm của Việt Nam ở mọi nơi đều trên 210c và tổng nhiệt độ vượt quá 7.500oc, đạt và vượt tiêu chuẩn của nhiệt đới. Tính chất ẩm của thiên nhiên Việt Nam thể hiện rõ ở độ ẩm tương đối trong không khí cao trên 80% (do tính chất bán đảo của lãnh thổ). Trên cơ sở một nền nóng ẩm như vậy, con đường đào thải nhiệt bằng bay hơi mồ hôi ở người Việt Nam cũng có những nét đặc biệt khác người các nước. Do đó, ta cần phải hiểu những nét đặc điểm sinh lý của người Việt Nam trong lĩng vực này.

Một số đặc điểm sinh lý của người Việt Nam có liên quan đến sự toả nhiệt chống nóng.

Về trạng thái nhiệt và cảm xúc nhiệt: Trong bất kỳ thời điểm nào của cuộc sống con người cũng ở trong những trạng thái nhiệt khác nhau. Ngoài giới hạn sinh lý bình thường, con người có thể ở trạng thái ưu nhiệt hoặc giảm thể nhiệt. Trong trạng thái bình thường, ta phân biệt được hàng loạt các trạng thái nhiệt khác nhau. Ở trạng thái nhiệt dễ chịu, thì trong thân thể người có một lượng nhiệt mà ta có thể tính được dễ dàng, căn cứ vào nhiệt độ nhân là 370C, nhiệt độ vỏ gần 340C. Trạng thái nhiệt của cơ thể được xác định bởi giá trị hàm lượng và phân phối nhiệt trong cơ thể, mức trương lực của các chức năng điều hòa nhiệt.

Mức trương lực chính là sự tỏa nhiệt (toát mồ hôi). Để có khái niệm sơ bộ về trạng thái nhiệt của con người, có thể căn cứ vào nhiệty độ thăng bằng trung bình của da và lượng mồ hôi. Người ta đã phân chia toàn bộ dao động của trạng thái nhiệt làm 9 bậc. Hai bậc đầu và cuối là giới hạn của những trạng thái bệnh lí ít gặp trong cuộc sống bình thường. Bảy bậc còn lại là đặc trưng độc đáo của trạng thái con người, chúng không bị hạn chế trong phạm vi các phản ứng điều hòa nhiệt mà được phản ánh trong trạng thái chung và cảm xúc của con người, đồng thời ảnh hưởng tới nhiều hệ sinh lý như hệ xôma và hệ dinh dưỡng, khả năng lao động chân tay và lao động trí óc. Kết quả nghiên cứu bước đầu của Ủy ban Kiến thiết cơ bản của nhà nước, trường Đại học Y khoa và trường Đại học Xây dựng cho thấy nhiệt độ dễ chịu về mùa hè của người Việt Nam từ 24-260C, nhiệt tác dụng tương ứng với nhiệt độ không khí bình thường là 27-290C (trong điều kiện độ ẩm tương đối trên 80% và tốc độ gió 0,3-0,6m/s). Số liệu trên cho thấy người Việt Nam chịu đựng nóng và ẩm cao hơn các nước khác. So sánh với một vùng dễ chịu mùa hè của Cộng hòa liên bang Nga, có độ nóng tương ứng với độ ẩm là 30-60% và nhiệt độ 25-260C, của Mỹ là 21-270C nhưng với độ ẩm tương đối 30-65%> Tại sao lại có sự khác biệt trên? Ta phải tìm hiểu một số đặc điểm sinh lý của người Việt Nam có liên quan tới sự tỏa nhiệt.

Tầm vóc và chỉ số thể lực người Việt Nam nhỏ hơn người phương Tây.

Theo định luật Becman: Động vật máu nóng ở phía Bắc có kích thước lớn hơn so với động vật cùng loài sống quá về phía Nam. Có ý kiến cho rằng những động vật tầm vóc to lớn có một tỉ lệ có lợi cho chúng, đó là tỉ lệ giữa bề mặt và thể tích cơ thể. Kích thước tăng thì hiện tượng sinh nhiệt phát triển nhanh hơn so với hiện tượng tỏa nhiệt và động vật được sống trong những điều kiện có lợi hơn. Trước hết là xét về diện tích của da. Có thể dùng các công thức sau:

S = W0,425 x N0,725 x 73,636

S = 0,71N (Pt + Pc) + 0,11

Trong đó       

S: diện tích da (m2)

                                    W: Trọng lượng (kg)

N: chiều cao (cm)

Pt: vòng ngực trung bình (cm)

Pc: vòng đùi (cm)

Bảng sau cho thấy chênh lệch giữa diện tích da người Việt Nam và người phương Tây.

 

       tuổi

 

 

giới

diện tích da người Việt Nam (m2)

diện tích da người phương tây (m2)

16-25

26-40

41-60

>60

Nam

1,39

1,47

1,46

1,41

1,65

Nữ

1,36

1,38

1,32

1,41

 

Về cân nặng

 

       tuổi

 

 

giới

Trọng lượng người Việt Nam (kg)

Trọng lượng người phương tây (kg)

16-25

26-40

41-60

>60

Nam

44,8

48,4

46,3

43,8

64-65

Nữ

41,5

42,5

40,9

37,9

 

Nhưng xét về tỉ lệ bề mặt cơ thể và trọng lượng thì ở người Việt Nam cao hơn, như vậy có thể nói rằng người Việt Nam có ưu thế tỏa nhiệt chống nóng dễ dàng hơn người phương tây.

 

       tuổi

 

 

giới

tỉ lệ giữa bề mặt cơ thể và trọng lượng (%) của người Việt Nam (m2)

Của người phương tây (%)

16-25

26-40

41-60

>60

Nam

3,10

3,03

3,15

3,21

2,53

Nữ

3,27

3,25

3,22

3,35

 

Lớp mỡ dưới da người Việt Nam mỏng hơn người phương Tây cho nên người Việt Nam chống nóng ẩm tốt hơn.

Tỉ lệ phần trăm mỡ của cơ thể tính theo công thức brozek:

p = 4,570/d - 4,142

khối mỡ của cơ thể (FBM) tính bằng công thức

FBM = pw (kg)

Trong đó: d là tỉ trọng cơ thể, tính theoi Wilmore Behne.

d = 1,18351+ 0,00069 - 0,002021C

với w = trọng lượng và IC là vòng bụng đo ngay trên mào chậu (Cm).

So sánh với người phương Tây (Pháp), thấy rõ điều nêu trên.

 

 

lứa tuổi

Việt Nam

Pháp

Khối mỡ (kg)

16-25

26-40

41-60

3,84±1,19

4,42±1,60

4,79±2,01

9,90

12,20

16,12

tỉ lệ mỡ của cơ thể %

16-25

26-40

41-60

8±2

10±3

11±2

14

16

22

 

Nồng độ NaCl trong mồ hôi người Việt Nam thấp hơn người phương Tây. Ta biết rằng nồng độ này thấp thì sự tỏa nhiệt của mồ hôi tốt hơn.

Nồng độ NaCl của mồ hôi toàn thân tính theo:

Y = 0,893 x (NaCl của mồ hôi lưng) - 0,098

 

Số liệu

Theo tác giả

nồng độ NaCl

Nước ngoài

Landell

Lobitz Ostenherg

Houssay

Y học viện Trung Quốc

Juxupov SNG

Người Âu nói chung:

-                      Trong lao động

-                      Ngoài lao động

1,06-6,0

1,95-9,95

1,15-5,67

5,20

5,40-6,10

 

14-15g/l

12-13,7g/l

Việt Nam

Viện vệ sinh dịch tễ Hà Nội (Cho người Việt Nam đã thích nghi với khí hậu)

1,17-2,91

 

Theo Conn và Kuno: mồ hôi ít muốI thì dễ bay hơi. Do đó mồ hôi người Việt Nam ít muốI hơn và dễ bay hơi hơn.

Chuyển hóa cơ sở của người Việt Nam tính theo Kcal/24giờ thấp hơn người Âu Mỹ khoảng 20% tính theo đầu người.

 

Tuổi

lượng chuyển hóa cơ bản (Kcal/24giờ)

người Việt Nam

Người Âu Mỹ

15

20

25

40

1290

1430

1375

1340

1667

1756

1760

1641

 

Song nếu tính trên đơn vị da (m2) thì:

 

Tuổi

chuyển hóa cơ bản tính theo Kcal/m2/giờ

người Việt Nam

người Âu mỹ

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21-22

23-24

25-30

31-40

41-50

51-60

61-70

51,5

48,5

48,

48,

47,

46,

44,

43,

42,

41,5

41,

40,5

40,

39,5

39

38,5

38,

37,5

37,

“Hằng số sinh lý Việt Nam”

49,5

47,5

46,5

45,5

44,5

43,8

43,7

42,9

41,9

40,5

40,1

39,8

39,3

38,8

37,9

36,9

36,2

35,4

33,5

“Boothby và Dubois 1954”

 

Do tầm vóc người Việt Nam thấp nhỏ hơn nên khi quy theo m2 diện tích da, chuyển hóa cơ bản không thấp mà hơi cao hơn người phương tây một chút. Nói cách khác, lượng chuyển hóa Kcal/m2/giờ là một chỉ số nội môi vẫn được giữ hằng định mặc dầu năng lượng khẩu phần ăn của Việt Nam có thấp hơn. Mặc khác ta cũng biết rằng khi càng nóng thì chuyển hóa càng tăng để cơ thể thích nghi được với tình trạng đó. Mặc dầu chuyển hóa cơ bản nói chung của Việt Nam thấp nhưng vẫn thích nghi được với điều kiện mùa hè nóng nực.

Tình trạng dinh dưỡng protein của người Việt Nam

Khẩu phần ăn của người Việt Nam cung cấp năng lượng thấp hơn người Âu Mỹ, nhất là về mặt protein (50-60g trong khi người Âu mỹ là 80-90g tính theo đầu người/ngày). So với những chỉ tiêu của nhóm ăn protein cao hơn những chỉ tiêu liên quan với tiêu dùng protein của cơ thể người Việt Nam thấp kém một cách có chọn lọc. Những chỉ tiêu liên quan với hoạt động tiêu hóa tăng lên trong khi những chỉ tiêu liên quan với nội môi gần như không thay đổi. Những biến đổi này chứng tỏ một phản ứng tích cực của cơ thể nhằm thích nghi với điều kiện thu thập protein ở mức thấp. Tập hợp của cả hiện tượng tiết kiệm tiêu dùng protein của cơ thể và tận dụng protein của khẩu phần ăn khi cung cấp protein thấp, đó là những biểu hiện của một phản ứng của cơ thể mà ta gọi là phản ứng thích nghi tích cực của cơ thể đối với chế độ ăn thiếu protein. Mặt khác, ta hiểu rằng protein trong khẩu phần ăn thấp nhất là protein động vật thấp thì ADS (tác dụng động lực đặc biệt) cũng thấp. Ta cũng biết rằng protein trong khẩu phần ăn đặc biệt của protein đỗng vật cao làm giảm khả năng chịu nóng. Tác dụng đặc biệt của protein, nhất là protein động vật tăng cao phụ thuộc vào điều kiện khí hậu (ADS cao, hạn chế khả năng chịu nóng). Phải chăng khẩu phần ăn của ta ít protein động vật, ADS thấp góp phần chống nóng ẩm ở cơ thể người Việt Nam tốt hơn. Đó chính là một hiện tượng thích nghi trong thíc nghi chung với môi trrường sống nóng ẩm thực tế Việt Nam mà ta cần phải bàn luận thêm.

Sự thích nghi của người Việt Nam

Theo Voronov, sinh vật luôn chịu những ảnh hưởng khác nhau của môi trường. Tuy nhiên các tác động của môi trường, vô cơ đến sinh vật ít hay nhiều bị quần lạc sinh vật biến đổi. Môi trường có thể chia thành các yếu tố khác nhau. Yếu tố chính là một đặc điểm nào đó của môi trường. Khi yếu tố có ảnh hưởng mặt này, mặt khác tới sinh vật, ta gọi là nhân tố của môi trường. Những nhân tố có liên quan trực tiếp đến sự sống của sinh vật gọi là điều kiện sinh tồn của sinh vật. Như vậy đ8iề kiện sinh tồn đối với mỗi sinh vật một khác, thậm chí đối với cùng một sinh vật thì điều kiện sinh tồn ở các giai đoạn khác nhau phát triển cũng khác nhau. Trong khi phản ứng lại tác động của nhân tố môi trường sinh vật có khả năng tránh tác động, bất lợi dựa vào những đặc điểm tập tín của bản thân. Cũng có thể bằng khả năng mở rộng biến đổi sinh thái của sinh vật. Cuối cùng sự tạo ra một môi trường bên trong chống lại với tác động của ngoại cảnh cũng góp phần quan trọng vào quá trình thích nghi của cơ thể với điều kiện nóng ẩm.

Trạng thái thích nghi với nóng ẩm là gì? Trong một số tài liệu nêu rõ trạng thái thícv nghi của cơ thể bao gồm những biến đổi chức phận và hìunh thái xảy ra trong cơ thể dưới ảnh hưởng thường xuyên hoặc tái diễn nhiều lần của yếu tố ngoại cảnh. Những rối loạn ban đầu của các chức phận cơ bản gây ra do các yếu tố đó dần dần giảm bớt đi và trạng thái thích nghi được hoàn thành khi sinh vật có khả năng sống, hoạt động và sinh đẻ bình thường trong những điều kiện mới của ngoại cảnh. Các biểu hiện cơ thể thích nghi với nóng ẩm có thể tóm tắt như sau:

- Cảm giác dễ chọn hơn, năng suất lao động cao hơn.

- Mồ hôi không tiết ra đầm đìa.

- Mạch tăng ít hơn.

- Nhiệt độ có thể tăng chậm hơn.

Năm 1960 Hart đã phân loại trạng thái thích nghi đối với ảnh hưởng môi trường ra làm 3 mức độ:

- Thích nghi với thời gian tương đối ngắn (acclimatisation).

- Thích nghi suốt đời (acclimation)

- Thích nghi đối với nòi giống di truyền qua các thế hệ (Adaptation)

Sự thích nghi với khí hậu chính là sự cân bằng giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. Vì người sử dụng quần áo, nhà cửa, chế độ sinh hoạt hàng ngày, chế độ ăn uống nên dễ dàng thích nghi với khí hậu. Xét về nguồn gốc và quá trình phát triển của loài người, ta thấy cơ thể con người có thể thích ứng với bất cứ điều kiện khí hậu nào trên mặt đất. Con người là một loại cơ thể thăng bằng nhiệt, luôn luôn phải chống lại với nhiệt độ trong sống mùa nóng. Sự chống đỡ này trong điều kiện độ ẩm của Việt Nam rất cao, lại càng trồ nên khó khăn do cản trở sự bay hơi của mồ hôi. Với những người từ vùng ôn đới sang Việt Nam, đây là một sự tấn công cấp tính của nhiệt độ về mùa hè, nhưng lại là một sự tấn công mãn tính với một người đã thích nghi và cả với mỗi người dân sống trên đất Việt Nam đã phát triển những phương pháp có hiệu lự để thích nghi và chống đỡ do điều kiện bắt buộc của thiên nhiên nóng ẩm và do sự chọn lọc tự nhiên.

Nhìn chung ở những người được thích nghi với nóng qua nhiều năm qua nhiều thế hệ sẽ thấy: Chuyển hóa cơ bản giảm xuống, kali huyết và natyri huyết giảm xuống, cholesterol huyết giảm xuống, hiện tượng cô máu giảm xuống trong mùa hè và tăng lên trong mùa đông.

Đặc điểm sinh lý của người Việt Nam có khả năng thích nghi với nóng ẩm tốt hơn so với người phương Tây do:

- Trạng thái nhiệt và cảm xúc nhiệt chịu được nóng ẩm cao hơn.

- Tỉ lệ giữa bề mặt cơ thể và trọng lượng cơ thể cao hơn, tỏa nhiệt tốt hơn.

- Lớp mỡ dưới da mỏng hơn nên chống nóng ẩm tốt hơn.

- Nồng độ NaCl tron mồ hôi thấp hơn nên tỏa nhiệt của mồ hôi tốt hơn.

- Chuyển hóa cơ bản tính theo Kcal/24 giờ thấp hơn 20% theo đầu người so với người phương Tây chứng tỏ hiện tượng thích nghi với nóng qua nhiều năm.

- Khẩu phần ăn của dân Việt Nam cung cấp năng lượng thấp nhất là protein động vật thấp nên ADS thấp góp phần tăng sự tỏa niệt trong mùa hè.

- Ngoài ra cholesterol, hematoerite, K, Na huyết người Việt Nam cũng thấp hơn, chứng tỏ người Việt Nam có thích nghi với nóng ẩm.

Đánh giá về nghiên cứu vùng tiện ngi cho nhà ở Việt Nam về mùa hè.

Ta biết rằng khi tìm hiểu trị số của một nhân tố trong đời sống của một sinh vật, cần phân biệt ra trị số tối thiểu cỉa nhân tố, trị số tối đa của nhân tố, trị số thuận tiện nhất của nhân tố, trị số bất thuận tiện nhất (điều kiện khắc nghiệt nhất nếu gặp phải, sinh vật vẫn tồn tại được nhưng cuộc sống trở nên khó khăn, hoạt động uể oải). Tùy theo mốI quan hệ với một nhân tố nào đó, ta có thể phân biệt những sinh vật có khả năng sống trong những dao động trị số rộng của nhân tố đó, hoặc chỉ số trong những dao động trị số hẹp.

Nếu chỉ đơn thuần xét về mặt thích nghi thụ động, ta có thể nghiên cứu từ những giới hạn bất thuận tiện nhất (trên và dưới), rồi từ đó sắp xếp bậc thang cảm giác nhiệt trong vi khí hậu nhà ở cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế cho phép. Thậm chí vì bắt buộc (do thiếu phương tiện, không có khả năng). Ở đây, đứng về mặt y học, không thể chỉ nghiên cứu những hạn chế chịou đựng về sinh lý một cách “kiên cưỡng” (con người phải thử thách trong điểu kiện khắc nghiệt mặc dù có thể có sự rèn luyện để thích nghi nhưng khó mà phát triển được). Chỉ số một cách hợp lí nhất là nghiên cứu vùng tiện nghi phù hợp với tiêu chuẩn về sinh lý của con người là biện pháp giải quyết triệt để hơn cả.

Từ nghiên cứu vùng tiện nghi phù hợp với đặc điểm sinh lý của người Việt Nam, ta có thể đặt ra những bậc thang cảm giác nhiệt góp phần vào xây dựng các tiêu chuẩn cho phép theo trình độ phát triển kinh tế từng giai đoạn của nhà nước. nhưng cuối cùng là phải phấn đấu để đạt tới vùng tiện nghi thích hợp nhất, giải phóng con người khỏi sự thích nghi miễn cưỡng, không mang lại sức khỏe, không nâng cao thể trạng tầm vóc và khả năng lao động, chắp cánh cho con người bay caoi khỏi những giới hạn bất hợp lí để con người được sống trong điều kiện vi khí hậu thoải mái, dễ chịu nhất của nhà ở.

Người Việt Nam có khả năng chống nóng ẩm tốt so với người Âu Mỹ, đó là thích nghi tích cực. Bên cạnh đó, còn có thích nghi tiêu cực (tầm vóc nhỏ, sức lao động kém, không bền bỉ, dẻo dai), phải sônh trong điều kiện khí hậu nóng ẩm klhắc nghiệt nên cơ thể luôn luôn uể oải khó chịu cho sự tỏa nhiệt của mồ hôi quá căng thẳng. Do đó, khi nghiên cứu vi khí hậu nhà ở, ta cần phải nghiên cứu vùng tiện nghi xuất phát từ yêu cầu giải phóng con người khỏi những giới hạn thích nghi bất hợp lí vì tổn hại đến sức khỏe. Muốn làm được như vậy, không thể không nghiên cứu những đặc điểm sinh lý của người Việt Nam trong giai đoạn hiện tại

Giáo sư - Tiến sĩ Đào Ngọc Phong

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình