Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
-   Bưu chính Viễn thông
-   Chế tạo máy
-   Công nghệ Thực phẩm
-   Tài nguyên Môi trường
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC KỸ THUẬT
ăn gạo nhiễm chất cađimi

Cađimi ký hiệu Cd, là một kim lọai rất độc hại cho cơ thể con người và động vật.

Cách đây không lâu, dân chúng ở một huyện vùng đông bắc Trung Quốc đã sử dụng nước thải công nghiệp có chứa chất cađimi tưới trực tiếp cho lúa. Ruộng lúa được tưới nước thải này mọc rất tốt, sản lượng lúa cũng rất cao, hạt thóc thu họach về trông không khác gì những hạt thóc bình thường khác. Nhưng khi xét nghiệm các hạt gạo đã xay giã, người ta phát hiện ra hàm lượng chất cađimi trong gạo vượt quá mức độ cho phép. Loại gạo này được các nhà khoa học gọi là ”gạo cađimi” và bị xếp vào lọai lương thực độc hại cấm sử dụng.

Vì sao ”gạo cađimi” lại bị cấm sử dụng?

Muốn giải đáp câu hỏi này, chúng ta hãy xem lại bi kịch xảy ra ở Nhật Bản xung quanh những hạt ”gạo cađimi”.

Năm 1955, ở huyện Phusan nước Nhật xuất hiện một lọai bệnh kỳ lạ. Thoạt nhiên người bệnh cảm thấy đau lưng và các khớp xương, sau đó vài ngày thấy đau đớn toàn thân, ngay thở và ăn uống cũng rất đau. Tiếp đó xương trong cơ thể bệnh nhân tự gãy và dẫn đến tử vong, nhiều người bệnh không chịu nổi đau đớn đã tự sát. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy, có tử thi xương bị gãy ở 70 chỗ, cơ thể co ngắn lại khỏang 30 cm. Các bác sĩ không biết kết luận đó là bệnh gì và tạm gọi là ”bệnh đau xương”. Căn bệnh kỳ lạ hoành hành suốt hơn 20 năm, chỉ riêng từ 1963 - 1967 đã có 207 người chết vì bệnh này, số người mắc bệnh không thống kê xuể.

Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, các nhà khoa học đã tìm ra thủ phạm của căn bệnh kỳ lạ này và chất cađimi trong gạo. Cađimi sau khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ lọai bỏ chất canxi trong xương và thế vào đó khiến cho xương bị xốp, giòn, dễ gãy. Vùng đồng bằng huyện Phusan ở Nhật Bản vốn là nơi đất đai phì nhiêu màu mỡ, từng được mệnh danh là ”quê hương của gạo và cá”. Nhưng năm 1931, một công ty khóang sản đã khai thác một mỏ kẽm (Zn) và mở xưởng luyện kẽm ở thượng lưu sông Sen tông. Nước thải cảu xưởng luyện kẽm này có chứa chất cađimi chảy vào sông Sentông, dân chúng ở huyện Phusan không hay biết vẫn tiếp tục dẫn nước sông tưới ruộng. Chẳng bao lâu vùng đồng bằng phì nhiêu bị ô nhiễm. Cađimi xâm nhập vào lúa gạo rồi xâm nhập vào cơ thể con người gây ra căn bệnh quái ác kể trên.

Kể từ đó trở đi không riêng Nhật Bản mà tất cả các nước trên thế giới đều cảnh báo và nghiêm cấm dân chúng không được ăn gạo đã bị nhiễm chất cađimi

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình