Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Ngừa và điều trị bệnh
Vì sao sinh ra sỏi thận? Có phải là lấy quả dứa nhét phèn chua vào trong, nướng cho chính rồi đem ăn sẽ chữa khỏi bệnh sỏi thận hay không?

Sỏi thận là một bệnh khá phổ biến. Không những sỏi có trong thận mà còn gặp trong bàng quang (bọng đái) ở niệu nạo. Ở trong mật cũng có khi nhỏ hơn hạt cát, và có thể thoát ra ngoài theo nước tiểu, nhưng cũng có khi có dạng lớn, hình san hô, kích thước tới vài cm. Sỏi ở bàng quang có thể khá lớn, có khi nặng tới 1.400g. Sỏi niệu quản có dạng dài và từ niệu quản đi ra. Hàng năm cứ khoảng 2000 người thì có một người bị bệnh sỏi ở đường tiết niệu.

Sỏi được sinh ra do một số muối khoáng (canxin, photphat, oxalat, urat…) dư thừa trong máu và kết tinh lại trong nước tiểu và tích tụ lại như thạch nhũ trong hang đá. Có khi có nguyên nhân từ một sự nhiễm trùng gây viêm tắc đường tiết niệu. Một sỏi lớn có thể không đau nếu nằm yên trong thận hay trong bàng quang, nhưng một hạt sỏi li ti cũng có thể gây ra đau nhói nếu nó rời khỏi thận và làm rách lớp màn trong của đường tiết niệu trên đường di chuyển đến bàng quang. Khi uống đủ lượng nước hàng ngày hoặc nằm lâu trên giường cũng góp phần gây ra sỏi thận.

Nếu sỏi thận lớn phải phá sỏi bằng máy tán sỏi thận dùng siêu âm. Có khi còn cần mổ ra để gắp bỏ. Chắc chắn biện pháp quá đơn giản như bạn nói không có lý gì làm tan được những viên sỏi thận hết sức rắn chắc. Phèn chua chỉ là muối kép của kali và nhôm – KAL (S04)2, 12H20, chả có tác dụng gì với sỏi thận

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình