Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Ngừa và điều trị bệnh
Người ta bảo: “Trai trứng cá, gái má hồng”, tại sao bọn trẻ ở tuổi 17 – 20 đều hay có trứng cá, cả trai lẫn gái? Có thuốc gì để chữa khỏi thâm tím, xù xì khắp mặt?

Ở tuổi dậy thì cả trai lẫn gái đều thường gặp hiện tượng mọc mụn trứng cá ở mặt, có khi ở vai, lưng, cổ. Nguyên nhân không phải do ăn nhiều mỡ, kẹo sôcôla, hoặc ăn quả trứng cá (miền Nam) như nhiều người lầm tưởng. Thường do kích thích sinh sục tăng nhanh ở tuổi dậy thì, tuyến chất nhờn tăng cường tiết bã nhờn do đó bị tắc nên đã tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tạo thành mụn. Trứng cá còn xuất hiện nhiều do căng thẳng thần kinh.

Khi có trứng cá cần dùng khăn sạch và xà phòng lau rửa nhẹ nhàng trên da mặt nhiều lần trong ngày, mỗi lần 1 -2 phút phải giặt sạch khăn và phơi nắng để làm chết vi khuẩn. Tránh các điều kiện gây căng thẳng thần kinh. Có thể bôi bằng thuốc nước Denisoline, thuốc mỡ Ultraderme… Trung Quốc có loại thuốc nhãn hiệu “Thanh xuân” dùng có hiệu quả rõ rệt. Cần tránh nặn, bóp, lẩy, lể… làm như vậy sẽ gây nhiễm khuẩn ăn sâu xuống lớp hạ bì, để lại sẹo đen khó khắc phục

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình