Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Phải cấp cứu như thế nào khi bị rắn cắn?

Trước hết phải lấy dây cao su hay dây vải buộc chặt phía trên vết thương. Không tìm được dây thì xé áo hay dùng thắt lưng để buộc, người ta gọi đó là cách đặt dây garô. Phải làm rất nhanh vì để chậm sau 30 phút sẽ không có tác dụng gì nữa. Cứ cách 10 phút thì nới lỏng dây garô trong 1 phút rưỡi. Chườm nước đá vào chỗ cắn. Rửa dung dịch thuốc tím 0,1% hay nước javel (nước tẩy quần áo) loại 1/10. Sau vài giờ có thể bỏ dây garô đi. Trong khi đó mọi người phải toả ra để đi tìm con rắn đã cắn. Căn cứ vào hình thái mà xác định xem là rắn độc hay rắn lành. Ở nước ta trong số 135 loài rắn chỉ có 18 loài rắn độc sống trên cạn và 13 loại rắn độc sống ở biển. Hình thái từng loài rắn độc được miêu tả khá kỹ trong sách “Các loài rắn độc ở Việt Nam” (NXB Khoa học và kỹ thuật, 1995). Sau khi xử lý tại chỗ phải khiêng bệnh nhân đến bệnh viện. Các bác sĩ sẽ tiêm huyết thanh chống nọc, tiến hành hồi sức và điều trị triệu chứng. Ngoài các cách điều trị theo Tây y trong cuốn sách nói trên còn có nhiều bài thuốc điều trị rắn cắn theo đông y. Các bạn nên mua để tham khảo

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình