Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Ngừa và điều trị bệnh
Vì sao thời kỳ thanh xuân nên ăn nhiều muối iôt?

Iôt chiếm 0,000043% trọng lượng cơ thể, chủ yếu tồn tại trong tuyến giáp trạng. Tuyến giáp trạng có tác dụng quan trọng trong việc sinh trưởng, phát dục, trí lực và phát triển cá tính. Nếu trong ăn uống thiếu iôt thì nguồn gốc để tạo thành tuyến giáp trạng sẽ không đủ. Tuyến giáp trạng sẽ xưng to lên. Có môt số vùng đã xuất hiện bệnh bướu cổ, đó là nguyên nhân do thiếu iôt. Bệnh bướu cổ là do cơ năng phát triển quá mức bìng thường, sự thay cũ đổi mới cơ bản mất điều hoà, tim đập nhanh, nhãn cầu lòi ra, thậm chí thần kinh thất thường. Ở những vùng có bệnh bướu cổ, thường thường trong môi trường thiếu iôt, con người không ăn được muối có hàm lượng iôt phong phú cũng như thức ăn có chứa chất iôt.

Thời kỳ thanh xuân là thời kỳ cơ thể con người sinh trưởng và phát triển thịnh vượng nhất. Nếu như thời kỳ đó không kịp thời bổ sung những thức ăn có chứa iôt (chẳng hạn như muối, rong biển, tảo tía, tôm biển, cá biển) sẽ gây nên bệnh bướu cổ vào tuổi thanh xuân ảnh hưởng tới sự phát dục bình thường của thanh thiếu niên. Lượng cung cấp hàng ngày cho thanh thiếu niên là 0,2 – 0,4 miligam/ngày, nhiều gấp đôi người ở tuổi thành niên. Nên ăn nhiều thức ăn biển là phương pháp bổ sung iôt tốt nhất. Những khu vực thiếu thức ăn biển nên lấy muối biển để bổ sung.

Tất nhiên nếu ăn nhiều iôt quá cũng không tốt, cũng gây bệnh bướu cổ.

Ở khu vực nào dđó ven biển, người ta ăn rong biển mỗi năm khoảng 15 – 20 kg cũng sẽ gây nên bướu cổ. Đó là vì sau cơ thể hấp thụ nhiều iôt quá sẽ gây nên trong tổ chức của tuyến giáp trạng quá nhiều iôt vô cơ.

Nó không thể cùng với chất tyrôxin để iôt hoá chất này một cách bình thường. Iôt hoá tyrôxin giảm đi sẽ làm cho chất tyrôxin do nó hợp thành cũng giảm đi, gây nên bệnh bướu cổ

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình