Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Ngừa và điều trị bệnh
Cách chữa trị cảm mạo.

Cảm mạo có xu hướng tự khỏi, bệnh kéo dài khoảng 7 ngày, hiện nay trong điều kiện chưa có cách chữa trị có hiệu quả, thì việc chữa trị vẫn nặng về giải quyết đối chứng, giảm nhẹ triệu chứng, rút ngắn thời gian bị bệnh, sớm khôi phục sức khoẻ. Phương pháp chữa trị gồm cả 2 mặt, chữa trị không dùng thuốc và chữa trị bằng thuốc.

1. Chữa trị không dùng thuốc: Phải nằm nghỉ, bảo đảm ngủ đủ, uống nhiều nước; về mặt ăn uống nên ăn các thứ lỏng hoặc mềm, thanh đạm, nhiều protein, nên bỏ thuốc bỏ rượu. Môi trường trong nhà phải đủ ấm, đủ độ ẩm, chú ý thông gió; đồng  thời giảm bớt ra ngoài và hoạt động thể lực. cách làm nói trên, có thể rút ngắn thời gian bị bệnh, ngăn bệnh kéo dài, sớm khôi phục được sức khoẻ.

2. Chữa trị bằng thuốc.

a) Xử lý bị sốt (xem câu hỏi 24).

b) Chữa trị đối chứng: nếu có triệu chứng đường hô hấp rõ rệt, ngạt mũi, chảy nước mũi, nước mắt, có thể dùng Ephedrine 1% để nhỏ mũi, mỗi lần 2-4 giọt, ngày 3 lần, và uống Loratadine 10mg, mỗi tối 1 lần. Nếu đau họng có thể ngậm Iodinethron mỗi lần 1-2 viên, ngày 3-4 lần, hoặc ngậm viên Lysozymi laryngitis, mỗi lần 1-2 viên, mỗi ngày 4-6 lần. nếu ho nhiều, có thể uống Cromolyn, mỗi lần 10cc, ngày 3 lần, Pentoxyverin, mỗi lần 25mg, ngày 3 lần. Nếu ho nhiều đờm mà đờm dính, có thể dùng thêm Tipepidine, mỗi lần 16mg, ngày 3 lần. Nếu ho dự dỗi, ảnh hưởng đến làm việc, nghị ngơi, có thể tạm thời hoặc thời gian ngắn uống Phosphate Codein, mỗi lần 30mg. Ngoài ra các loại thuốc xông giải cảm, các loại thuốc viên chống cảm cũng có thể làm giảm được các triệu chứng nói trên.

c) Thuốc chống vi rút: Amantadine, mỗi lần 100mg, ngày 2 lần, nhưng thường có tác dụng phụ như xuất hiện ảo tưởng, mất ngủ, tư tưởng, mất ngủ, tư tưởng không tập trung, chán ăn, nuốt khó; sau khi ngừng thuốc các triệu chứng trên sẽ hết. Ribavirin: mỗi lần 100-200mg, ngày 3 lần, có tác dụng đối với các loại vi rút hợp bào đường hô hấp và vi rút dịch cúm, nhưng thực nghiệm trên động vật thấy có tác dụng gây quái thai, bởi vậy phụ nữ có thai không được dùng. moroxydine: mỗi lần 100-200mg, ngày 3 lần, có tác dụng đối với vi rút ở mũi, vi rút hợp bào đường hô hấp, vi rút gây viêm tuyến và vi rút gây cúm, tác dụng phụ thường gặp là bụng khó chịu, ra mồ hôi, hạ đường huyết, nếu uống chung với vitamin C. chlorpheniramine, có thể giảm nhẹ tác dụng phụ nói trên.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình