Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Cách chữa trị cảm mạo kết hợp lây nhiễm vi khuẩn.

Một khi đã xác định rõ bị lây nhiễm  vi khuẩn, thì phải kịp thời tích cực chữa trị. Vì lây nhiễm vi khuẩn thường báo hiệu bệnh tình tương đối nặng, có thể lan tràn, phát triển, thậm chí dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng khác. Khi bị cảm mạo kết hợp lây nhiễm vi khuẩn, thì ngoài việc tiếp tục chữa trị cảm mạo ra, biện pháp chủ yếu là phải sử dụng kháng sinh một cách hợp lý và có hiệu quả. Trên lâm sàng có thể dùng các thuốc:

a) sinomin, mỗi lần 2 viên, ngày 2 lần, không được dùng với người bị phản ứng các loại thuốc sulfa, thận trọng khi dùng cho người bị yếu thận, sau khi uống thuốc này nên uống nhiều nước.

b) erythromycin, mỗi lần 0,25-0,5g, ngày 3 lần, có tác dụng phụ làm khó chịu dạ dày và tổn thất công năng gan.

c) midecamycin, mỗi lần 0,2-0,4g, ngày 3 lần.

d) spiramycin, mỗi lần 0,2g, ngày 3 lần.

e) cephalexin, mỗi lần 0,5g, ngày 3 lần. Nếu uống các loại kháng sinh trên không có hiệu quả, thì có thể đổi dùng.

g) penicillin 80 vạn đơn vị tiêm bắp, ngày 2 lần.

h) gentamycin 8 vạn đơn vị tiêm bắp, ngày 2 lần. Qua chữa trị như trên, đa số đều có thể chữa khỏi; nếu vẫn không thể khống chế được thì phải vào viện chữa trị, nuôi cấy vi khuẩn trong đờm, thử phản ứng thuốc, căn cứ vào kết quả để chọn loại kháng sinh chữa trị

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình