Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Cách chẩn đoán trẻ con bị cảm mạo.

Trẻ con bị cảm mạo, trên 90% là do vi rút, tỷ lệ phát bệnh đứng đầu ở khoa nhi. Triệu chứng toàn thân cảm mạo ở trẻ sơ sinh tương đối nặng, thậm chí có thể sốt cao co giật, nhưng triệu chứng cục bộ lại không rõ. Do thể chất mạnh yếu khác nhau, tuổi tác nhiều hay ít và nguyên thể bệnh bị lây nhiễm khác nhau mà bệnh nặng hay nhẹ, nhanh hay chậm cũng có khác nhau. Chẩn đoán chủ yếu như sau:

1. Triệu chứng toàn thân, đa số bị sốt, nhiệt độ có thể 39o – 40oc, liên tục 1-2 ngày hoặc vài ngày. một số bệnh nhân bị sốt cao đột ngột nên ngất. Có thể có triệu chứng chảy nước mũi, tắc mũi, ho, đau bụng lợm giọng, buồn nôn và tiêu chảy.

2. Khám cơ thể, họng sung huyết, trẻ sơ sinh bị tắc mũi phải thở bằng mồm hoặc bủ bú, ở họng có thể thấy nốt mụn, hạch limphô dưới hàm sưng, động vào đau; khám phổi bình thuờng; bụng mềm, không căng và có điểm ấn vào đau. Nếu bị lây nhiễm vi khuẩn đường ruột, thì có thể thấy mẩn mụn trên da hình dạng khác nhau.

Căn cứ vào triệu chứng toàn thân và kết quả khám cơ thể, có thể xác định được bệnh.

Trẻ con bị cảm thường 3-4 ngày sẽ tự khỏi. nếu nhiệt độ kéo dài không rút hoặc bệnh tình nặng lên, thì phải nghĩ đến chứng viêm đã lan sang các bộ phận khác, phải tiến hành khám thêm ở phổ, tai và hệ thống thần kinh.

Khi chẩn đón cảm mạo, phải chú ý phân biệt với dịch cúm và giai đoạn đầu của một số bệnh truyền nhiễm cấp tính, để tránh chẩn đoán lầm, lỡ thời cơ chữa trị

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình