Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Cách xử lý khi trẻ con bị cảm mạo sốt.

Nhiệt độ cơ thể của trẻ con bình thường mỗi đứa trẻ cơ hơi khác nhau, nhưng nói chung, nhiệt độ bình thường lấy ở dưới nách là 360 C -370C, nếu nhiệt độ dưới nách vượt qúa 37,40C, là đã bị sốt. Trẻ con sốt do cảm mạo không thiết phải hạ sốt,trừ phi nhiệt độ vượt quá 38,50C, đối với đứa trẻ có nguy cơ do tổn thường tế bào não hoặc có lịch sử bị co giật khi sốt cao, thì cần sớm dùng thuốc giải nhiệt, không nhất thiết phải vội vã xử lý hạ sốt. Vì nhiệt độ lên cao là phản ứng phòng ngự tự nhiên của cơ thể, có thể làm tăng sự hợp thành các kháng thể, làm mạnh các tế bào tiêu diệt, có khi còn giúp cho chẩn đoán và phán đoán hậu quả.

Biện pháp hạ sốt thông thường như sau:

1) Hạ sốt bằng vật lý, chườm lạnh trên đầu, hoặc chườm đầu bằng túi nước đá; dùng cồn 30% - 50% lau tay chân, bàn tay bàn chân, nơi có đọng mạch lớn; hoặc đặt bệnh nhân nằm ở trong buồng có nhiệt độ 210C - 230C, cố gắng mặc ít quần áo, để da của bệnh nhân trực tiếp tiếp xúc với không khí bên ngoài, không khí truyền dẫn, đối lưu toả nhiệt để hạ nhiệt độ. Những phương pháp trên đều có mục đích hạ nhiệt độ tạm thời.

2) Hạ nhiệt độ bằng thuốc. Thuốc thường dùng là aspirin hoặc aspirin luminal để đạt mục đích hạ sốt. Có một số thuốc đông y có tác dụng thanh nhiệt giải độc cũng có thể ứng dụng, như Tử tuyết đơn, Tân tuyết đơn, Tiểu nhi kim đơn.

Ngoài những biện pháp nói trên, còn cần phải chú ý khi trẻ con bị sốt phải được nghỉ đầy đủ, uống nhiều nước sôi, ăn thức ăn dễ tiêu và tăng cường chăm sóc về sinh họat

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình