Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Tiêm phòng là gì?

Tiêm phòng là một cách chuẩn bị để cơ thể chóng lại bệnh tật, bằng cách tiêm (chích) vào cơ thể một chất được chế tạo thành “một loại bệnh”, nhằm giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể (Antibodies) kháng lại sự tiêm nhiễm. Những kháng thể này ở lại trong dòng máu một thời gian trong một số trường hợp của đời sống.

Năm 1721, bà Mary Montagu đã lấy một liều bệnh đậu của gà tây hoà với bạch huyết thành một chất lỏng chích cho người. Ngay lập tức người đó bị nhiễm bệnh đậu mùa, những không nguy hiểm vì liều lượng chích vào cơ thể nhẹ. Nhưng nhờ liều thuốc ấy anh ta được miễm nhiễm trong thời gian đó.

Như trường hợp ở vùng nông thôn nước Anh, nhiều công nhân nông trường bị nhiễm bệnh đậu bò, một loại bệnh còn nguy hiểm hơn bệnh đầu mùa nhiều. Năm 1796, nhờ học theo phương pháp trên, Edward Jenner đã tiêm chủng cho các trẻ em ở các vùng đó liều ngừa bệnh đậu bò nên đã giúp chúng tránh được căn bệnh hiểm nghèo này.

Tứ đó, nhiều thứ bệnh khác đã được loại trừ nhờ cách tiêm phòng này, dưới nhiều dạng khác nhau. Chúng có thể là những liều yếu, như trường hợp dùng thuốc ngừa đậu mùa để phòng bệnh đậu bò; hay dưới dạng vi khuẩn chết, như trường hợp của bệnh thương hàn hay phó thương hàn; hoặc dưới dạng mầm bệnh được làm yếu đi, như thuốc ngừa BCG phòng chống bệnh lao phổi; hay dưới dạng kháng độc tố để phòng chống bệnh bạch hầu hay uốn ván.

Nếu không có cách tiêm phòng như vậy, thì thật khó mà lường trước được có bao nhiêu trẻ em đã phải chết trước khi trưởng thành

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình