Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Mối liên hệ giữa cảm mạo với kinh lạc.

Kinh lạc là đường vận hành khí huyết của cơ thể tạo thành một hệ thống đặc biệt gồm chính kinh, kỳ kinh, kinh biệt và lạc mạch, kinh cân, da, là con đường liên hệ trong ngoài, trên dưới, trước sau, phải trái của cơ thể. Hệ thống kinh lạc gồm chủ thể là 12 chính kinh, chính kinh có 12 đôi, bên trong thuộc phủ tạng, lạc ở ngoài thuộc chi khớp, trong ngoài kết hợp, trái phải đối xứng. Trương Trung Cảnh đồi nhà Hán trong tập “Thương hàn tạp bệnh luận” đã dùng làm cơ sở để xây dựng hệ thống luận chứng chữa trị 6 kinh.

Luận chứng 6 kinh là dựa vào 12 chính kinh và phủ tạng mà nó phụ thuộc, quy thủ kinh và túc kinh cùng một tên thành 1 kinh, phân bệnh ngoại cảm thành 6 giai đoạn là thái dương bệnh, thiếu dương bệnh, dương minh bệnh, thái âm bệnh, khuyết âm bệnh, thiếu âm bệnh. Trong đó thái dương nằm ở phía sau thân, chủ của biểu thân, tà khí phong hàn xâm phạm vào cơ thể, trước tiên phạm vào kinh thái dương. Thái dương nằm ở giữa, thuộc bán biểu bán lý, bệnh chứng thái dương không giải được thì chuyển vào thiếu dương. Dương minh nằm ở trước thân, bên trong kinh dương, nếu thiếu dương không giải được sẽ chuyển vào dương minh. Nếu cả hai kinh đồng thời phát bệnh không theo thứ tự trước sau gọi là hợp bệnh, còn hai kinh tuy đồng bệnh, nhưng có thứ tự trước sau thì gọi là bính bệnh. Bởi vậy, người bị cảm mạo sau khi bị ngoại tà phong hàn sẽ có các loại thái dương bệnh, thiếu dương bệnh, thái dương dương minh hợp bệnh, thái dương thiếu dương bính bệnh, tam dương hợp bệnh. Nếu không qua kinh dương mà truyền bệnh, thì phát bệnh theo chứng tam âm bệnh, gọi là “trực trung”.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình