Viêm phế quản thường là bệnh liên quan tới toàn thân, biểu hiện chủ yếu ở phổi, thường ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong toàn bộ cơ thể: chức năng của mạch máu, cơ quan thần kinh và cơ quan tiêu hoá bị rối loạn cho thiếu ôxy, do chất độc của virut. Bệnh này thường phát triển nhanh, biểu hiện chủ yếu là sốt, ho, thở khò khè, tím tái và phổi có tiếng rít nhỏ.
Do thiếu ôxy và có máu độc, viêm phế quản nặng có thể làm cho trẻ bị trúng độc axit, đồng thời, làm ảnh hưởng tới các cơ quan khác. Hệ tuần hoàn bị ảnh hưởng có thể dẫn tới viêm cơ tim và suy tim. Khi đó, trẻ quấy khóc không yên, tim đập nhanh, gan chướng, chân phù. Hệ thần kinh bị ảnh hưởng, dẫn tới thèm ngủ, hôn mê, thậm chí còn bị động kinh. Hệ tiêu hoá bị ảnh hưởng có thể làm trẻ bị nôn, ỉa chảy, kém ăn, bụng chướng, nôn ra chất màu nâu như cà phê,…
Viêm phế quản là bệnh khá nặng nhưng có thể chữa khỏi nếu khám và chữa kịp thời. Nếu chuẩn đoán chậm hoặc chuẩn đoán sai thì sẽ nguy hiểm tới tính mạng.
Khi trẻ bị bệnh, trước hết, người lớn phải chăm sóc trẻ cẩn thận, cần phải để không khí lưu thông trong phòng và thường xuyên mở cửa sổ. Nhiệt độ trong phòng khoảng 18 - 200C là vừa, phải thường xuyên trở mình cho trẻ, vỗ lưng thay đổi tư thế cho trẻ để làm giảm khả năng phổi bị ứ máu sẽ thúc đẩy bệnh phát nhanh. Nên để cho trẻ nằm nghỉ trên giường, cho ăn uống những thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hoá.
Sau đó, cần phải giữ cho đường hô hấp thông thoáng, kịp thời làm sạch nước mũi, thường xuyên hút đờm. Nếu đờm đặc, bệnh viện có thể hút ra bằng máy chuyên dùng, mỗi lần hút 15 – 20 phút, mỗi ngày hút 1 -2 lần, để dùng thêm một số thuốc kháng sinh.
Thứ ba, cung cấp đầy đủ ôxy. Nếu không đủ điều kiện, có thể ủ ấp cho trẻ, chỉ để hở mặt và bế ra ngoài không khí lạnh khoảng 15 – 20 phút. Làm như vậy, có thể khiến cho việc hô hấp có chuyển biến tốt hơn. Nếu ở bệnh viện, các y bác sĩ có thể thở ôxy bằng các thiết bị hiện đại.
Thứ tư, điều trị bằng kháng sinh. Dùng các loại kháng sinh khác nhau tuỳ theo loại virut. Đối với loại viêm phổi khó loại trừ ngay được virut cũng có thể chọn dùng loại thuốc thích hợp. Không nên tiêm pênixillin bừa bãi, vì có những loại viêm phổi như viêm phế quản chẳng hạn sẽ không có tác dụng nếu như tiêm pênixillin, mà uống erythromycine lại có tác dụng tốt hơn. Đồng thời, cần phải cho uống thuốc hạ sốt và an thần để trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ.
Nếu trẻ còn nhớ mà bệnh lại nặng, khi nghi là bệnh viêm phổi do tụ khuẩn cầu màu vàng. Ta có thể kết hợp hai loại kháng sinh để chữa bệnh (theo hướng dẫn của thầy thuốc). Nhưng nếu bị nặng, cần đưa đến bệnh viện thuốc vào tĩnh mạch hiệu quả sẽ tốt hơn. Nói chung là nên dùng kháng sinh cho tới 3 -5 ngày sau khi nhiệt độ cơ thể trở nên bình thường, đến khi khỏi hẳn mới được ngưng thuốc.
Thứ năm, điều trị bằng thuốc Đông y có tác dụng hạ sốt, giải độc, tiêu đờm ở phổi. Đối với những trẻ viêm phổi nặng, nên kết hợp dùng thuốc Đông y để chữa trị. Khi dùng thuốc Đông y, nên dùng ma hạnh, thạch cam là vị chủ |