Sau khi bị cảm mạo, tà ở cơ biểu, có thể phát tán qua mồ hôi. Nếu tà khí vào trong, có thể thanh lọc bằng nước; còn nếu tà không ở biểu, cũng không vào trong là phạm vào thiếu dưng hoặc lưu ở tam tiêu, đọng lại ở mạc nguyên, thì chữa trị phải hoà giải sơ tiết, thấu giải tà nhiệt, để thông khí cơ, đạt được mục đích ngoại giải lý hoà.
1. Hoà giải thiếu dưng, phong hàn ngoại cảm, biểu không giải được, chuyển vào thiếu dương, nên tà không ở ngoài cũng không vào trong, mà hình thành hành chứng nữa trong nua ngoài. Thiếu dương là trung tâm, tà nhập vào thiếu dương, bất lợi cho cơ quan trung tâm, nếu chính thắng được tà, tà xuất ra biểu thì sẽ phát sốt. Nếu chính không thắng được tà, tà khí nhập vào trong, thì sẽ sợ lạnh, vì vậy phát bệnh cả sốt và rét. Do tà ở giữa nửa biểu lý, nên không thể ra mồ hôi để giải biểu, cũng không thể chữa bằng cách chống lại, chỉ có thể dùng cách hoà giải, dùng bài thuốc tiểu sài hồ thang trong “ thương hàn luận”. Trong bài thuốc này dùng sài hồ để giải biểu hàn của kinh thiếu dương, dùng hoàng cầm để thanh lọc nhiệt trong phủ tạng thiếu dương, khương, táo, nhân sâm để hoà giải và tráng khí, để bên trong không bị tà ma ngoài biểu lại được giải.
2. Thanh tiết thiếu dương. Bị cảm bởi thấp thử, tà đọng ở thiếu dương, làm ảnh hưởng đến cơ quan trung tâm thiếu dương. ban đầu hơi rét sốt, đến buổi chiều nặng hơn, triệu chứng giống như sốt rét mà không rõ, sau đó chỉ sốt mà không rét, sốt cả đêm, sáng ra mồ hôi, người nóng cả bên trong ngực bụng. Do thử thấp bốc ở bên trong thấp tà ngăn cản khí cơ, nên nóng bức khó chịu, miệng khát, nư có cục u trong ngực, chứng này khác với phong hàn, tà nhập thiếu dương. Do tà ở thiếu dương nên ảnh hưởng thiếu dương, phân hoá thành thấp trọc. Dùng thuốc Hoắc bổ hạ linh thang trong “ Y Nguyên”, cho thêm sài hồ, hoàng cầm, thanh cao. Khi nhiệt được thanh ọc thấp hoá, thì cơ quan thiếu dương sẽ thông thoáng, các triệu chứng sẽ hết.
3. Phân tiêu tẩu tiết. Mùa hè nóng nực, mưa, ẩm thấp nhiều, khí thấp nặng nếu kết hợp với nhiệt, xâm phạm cơ thể, chẹn vào phổi, bốc ra biểu cơ, che lấp thanh khiếu, bên trong trở ngại tì vị, không chuyển vận được, kết xuống bàng quang, ảnh hưởng đến hoá khí, nên xuất hiện tà khí tràn vào tam tiêu, gây chứng khí hoá mất cân bằng. Lúc này về chữa trị nên khai thượng tiêu, để cho phổi hô hấp tự do, lam tan khí ẩm nóng; nếu trung tiêu thông thoáng, tì không bị ngăn trở, có lợi cho chuyển vận; ảnh hưởng đến hạ tiêu, nếu bàng quang hoá khí thông thoáng thì thấp nhiệt thoát ra. Tiêu tan được như vậy thì tam tiêu thông đạt, khí cơ điều hoà, cả trong cả ngoài. Nên Diệp Thiên Sĩ đã nói: “Tà ở tam tiêu, cũng như bệnh thiếu dương trong thương hàn vậy. Nếu hoà giải được một nửa biểu lý, sẽ thành thế phân tiêu thượng hạ, tuỳ theo triệu chứng thay đổi mà dùng các vị hạch, phác, linh, ôn đản thang để tiêu khí”. Luận điểm của Diệp Thiên Sĩ trong “Ôn nhiệt luận”, không những nói lên được triệu chứng bệnh này khác so với cách chữa trị thương hàn tà tại thiếu dương, đồng thời còn nêu lên các loại thuốc cụ thể để tiêu khí. Chương Hư Cốc hiểu sâu đựơc điều này, ông nói: “Phàm khí ở biểu, nếu không do tam tiêu thăng giám, thì thuỷ đạo cũng hoạt động do tam tiêu, nên tà khí nhập vào tam tiêu…chuyển thành khí cơ, tuy ôn tà không thể dùng loại thuốc mát để chữa, còn các loại hạch, phác, ôn đàn, tân bình cam khổ có lợi thăng giám khí cơ, mở đường cho ra mồ hôi, là thuốc đầu vị để chống sốt rét”. Luận thuyết của Chương Hư Cốc cũng nói rõ căn cứ để xác lập phép này.
4. Khai đạt mạc nguyên. Mạc nguyên thông với cơ thịt, ở gần dạ dày là cửa tam tiêu, nên nửa biểu nửa lý. Sau khi bị cảm, thấp nhiệt nhập vào mạc nguy6en, ngăn trở dương khí, không toả ra cơ biểu được mà sinh sợ rét, khi dương khí tích lại thì hết rét lại sốt ra mồ hôi, tà chính giao tranh với nhau thì xẩy ra sốt rồi lại rét. Chứng này phát triển lên, dương khí tích lại6 nên sợ rét tương đối nhiều mà ít sốt, vì rà thấp mạc nguyên tích ở cơ biểu, nên sinh ra chứng thấp trở trong cơ. Chất độc ở lại bên trong trở thành vị khí, làm ảnh hưởng đến trung tiêu. Cho nên khác với ngoại cảm hàn tà và tà nhập thiếu dương. Triệu chứng do chất độc tắc lại gây nên, không thể dùng biện pháp thấp hoá thông thường mà thành công, cần phải khai đạt mạc nguyên, làm tan chất độc còn nằm lại, dùng thuốc tân tán phương hương và các loại hoá thấp khổ hàn để giải trừ nhiệt bên trong, nếu mạc nguyên khai đạt, chất độc ra hết, khí cơ điều hoà, thì thấp ở cơ biểu sẽ thấm ra mồ hôi, còn thấp bên trong sẽ được giải bằng tiểu tiện |