Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Cách chữa trị thông thường đối với biến chứng cảm mạo.

Cách chữa trị thông thường đối với biến chứng cảm mạo bao gồm: thanh tiết tà nhiệt pháp, thông hạ khử thực pháp và phù chính thông hạ thấp.

1. Thanh tiết tà nhiệt pháp. Khi cảm mạo thì biến chứng chủ yếu trên cơ biểu là tà, nhưng nếu kéo dài không chữa trị hoặc chữa trị không đúng, thì tà khí sẽ từ biểu chuyển vào trong, nhập vào dương minh hoặc vào sâu doanh huyết. Phải dùng tân lương dược để thanh tiết nhiệt tà, bị bệnh ở khí nên cần phân biệt thanh khí, thanh doanh và thanh lọc cả doanh và khí.

a) Tân hàn thanh khí: Nếu tà khí ở bên trong, nhiệt tích ở dương minh, thì nhiệt và tà đều có ở biểu, nên thể hiện ở biểu cũng nóng, hoặc tà gây nhiệt bên trong ở tam dương thì nên dùng cách tân hàn thanh khí, để cho nhiệt ở cơ biểu được tản đi, nhiệt ở bên trong thì được thanh lọc. Dùng bài thuốc Bạch hổ thang trong “Thương hàn luận” có gia giảm, nếu tà nhiệt chưa được thanh lọc, khí dịch bị thương tổn, thì nên thanh nhiệt sinh tân, bổ khí hoà vị, dùng bài thuốc Trúc diệp thạch cao thang trong “Thương hàn luận”. Bài thuốc này thích hợp đối với người bị sốt ngoại cảm mà không hết sốt hoặc bị say nắng phát sốt, khí dịch bị tổn thương.

b) Khổ hàn thanh nhiệt: cách này dùng để thanh lọc nhiệt ở bên trong. bệnh nhân triệu chứng ở biểu đã được giải, nhưng nhiệt bên trong vẫn mạnh, phải dùng loại thuốc khổ hàn để cắt hoả. Dùng bài thuốc Hoàng liên giải độc thang trong “Ngoại đài bí yếu”. Bài thuốc này thích hợp với người hoả nhiệt thịnh nhưng chưa làm thương tổn tân.

c) Thanh doanh tiết nhiệt: thích hợp với ngoại cảm do say bắng, hoặc trong mùa dịch bệnh, hoặc bị phong ôn nhiệt tà, tà khí hãm trong doanh, nhiệt làm rối loạn thần minh, nên xuất hiện sốt về ban đêm, trong người khó chịu, thậm chí mất tiếng, rộp lưỡi, mạch sổ. Trước tiên dùng các vị kiềm hàn để thanh lọc tâm doanh, dùng các vị khổ hàn để giải độc nhiệt, dùng các vị thanh lọc nhẹ để bốc nhiệt, cách này gọi là cách “Nhập doanh để thấu nhiệt chuyển khí” của Diệp Thiên Sĩ. Nếu có tà ở biểu, thì thêm vị sâm bổ trợ để khử tà biểu. Dùng bài thuốc Thanh doanh thang trong “Ôn bệnh điều biện”.

d) Khí huyết dưỡng thanh thích hợp với người có chứng ngoại cảm nóng nhiều, hoặc nhiệt thịnh khí phân huyết phân, xuất hiện sốt miệng khát, người khó chịu, khản tiếng đau đầu hoặc phát tán, rộp lưỡi lở miệng, mạch trần sổ hoặc phù sổ. Chữa trị trước tiên dùng các vị cam khổ hàm hàn, dùng khổ hàn để thanh khí toả nhiệt, cam hàn để thanh khí giữ dịch vị, hàm hàn để thanh doanh lương huyết, đạt được mục đích thanh lọc cả khí và huyết. Dùng bài thuốc Thanh ôn bại độc ẩm trong “Dịch chẩn nhất đắc”. Bài thuốc này dùng nhiều sinh thạch cao, có gia giảm đối với chứng nhiệt độc hoả thịnh, dịch độc cả khí và huyết. Đối với thái âm ôn bệnh ở cả khí và huyết nên miệng khát, mạch sổ, rộp lưỡi, dùng ngọc nữ sắc với ngưu tất, thục địa cho thêm tế sinh địa huyền sâm. Nếu ôn bệnh bị hôn mê phát ban thì dùng bài thuốc Hoá ban thang trong “Ôn bệnh điều biện”. Nhưng bài thuốc sau này tương đối nhẹ, nếu bệnh nặng vẫn phải dùng bài thuốc trước.

2. Thông hạ khử thực pháp. Thông hạ có thể thông phủ tạng toả nhiệt, nhiệt được toả kéo theo nước, làm thông chất ứ đọng. Khi cảm mạo xuất hiện nóng và đờm kết lại trong ngực hoặc tà nhiệt đọng ở dương minh hoặc káu đọng ở ruột non thì cần phải thông hạ khử thực.

a) Tả nhiệt trục thuỷ. Bị ngoại cảm phong hàn, khi tà biểu chuyển vào trong, cơ thể sốt nhiều, tà sẽ nhiệt hoá, nhiệt và đờm kết ở trong ngực, biểu hiện đau tức ở sườn, vùng dưới tim hoặc bụng dưới, ấn vào thấy cứng có sốt nhẹ, nhưng đầu ra mồ hôi, mạch trầm, chữa trị cần phải tả nhiệt trục thuỷ để phá sự đóng kết. Trong “Thương hàn luận: có 2 bài thuốc là Đại hãm hung thang, Đại hãm hùng hoàn, sử dụng tuỳ theo bệnh nặng nhẹ. Đại hãm hing thang là thuốc uống tương đối mạnh còn Đại hãm hung hàn là thuốc viên tương đối nhẹ.

b) Thông phủ tả nhiệt. Bị cảm phong nhiệt, phế vệ không giải được chuyển vào ruộc và dạ dày, tích kết lại, hoặc ngoại cảm phong hàn, từ ngoài chuyển vào trong, nhiệt kết dương minh, thì cần phải thông phủ tả nhiệt, để giải được nhiệt tà đã tích kết lại. Khi vận dụng cụ thể phải căn cứ vào mức độ tích kết mà vận dụng linh hoạt. Nếu táo nhiệt kết lại, đại tiện khô cứng nhưng không bị đầy, thì nên tả nhiệt hoà vị, nhuận táo; nếu nhiệt kết ở phủ tạng, đầy bụng, táo bón nhưng không khô cứng lắm, thì nên tả nhiệt thông tiện, chống đầy. nếu bụng đầy, cứng táo bón nhiều thì cần phải công phá thực nhiệt, giải toả táo bón. tam thừa khí thang của Trung Cảnh, là bài thuốc có hiểu quả giúp cho người sau này dùng để chữa trị. Đương nhiên, khi ứng dụng cách này, cần phải chú ý xem tà ở biểu có hay không, nếu tà biểu chưa giải, thì không dùng được, dùng sai sẽ tổn hại tỳ vị, làm cho tà hãm vào trong. Chỉ khi biểu tà đã giải, dương minh vững chắc thì mới có thể dùng cách này để khử tà.

c)  Thông bí dẫn đốc. Ngoại cảm phong nhiệt, tà khí vào trong, xâm nhập đại tràng nên phát sốt, đại tiện không thông, dồn lại ở ruột non, chạy xuống bàng quang, nên xuất hiện tiểu tiện nhỏ giọt, nước giãi đỏ, tạo thành chứng dương minh phủ thực và tiểu tràng nhiệt thịnh. Lúc này cần phải thông cho được bế tắc ở đại tràng, dùng lương huyết thanh nhiệt để thanh lọc hoả của tiểu tràng, khi nhiệt két ở phủ tạng đã thông thoáng, bàng quang đã chuyển vận tốt, thì sẽ hết nỗi khổ khi bí đại tiểu tiện. Nhưng lúc này nhiệt tà tích ở trong nên các vị thuốc bổ không nên dùng nhiều, để phòng hao tổn tân dịch, nên dùng thuốc đạo ích thừa khí thang trong “Ôn bệnh điều biện”

d) Tuyên thượng thông hạ: bị cảm mạo phong nhiệt, tế nhiệt biến tân dịch thành đờm, đờm nhiệt làm tắc nghẽn, phế khí không hạ được, khí ở đại tràng không thông hoặc do nhiệt tà vào trong, kết lại làm tắc nghẽn phế khí, hai thứ ảnh hưởng đến nhau, gây nên chứng kết đờm, nên trên gây hen suyễn có đờm, bên dưới thì táo bón phát sốt. Lúc này chữa trị phải thanh tuyên phế nhiệt, thông giáng phủ khí, kết hợp chữa thông khí và phủ tạng, dùng thuốc Tuyên bạch thừa khí tháng trong “Ôn bệnh điều biện”.

e) Hoà giải thông hạ. Bị cảm phong hàn, nếu tà đọng lại hoá nhiệt chuyển vào trong ảnh hướng đến thiếu dương và dương minh hoặc phong hoả nhiệt độc, trực tiếp xâm phạm thiếu dương rồi vào dương minh, đều có thể gây nên chứng thiếu dương mất điều hào, dương minh lý thục. Chữa trị cần phải hào giải kết hợp thông hành, dùng thuốc Đại sài hồ thang trong “Thương hàn luận”.

f) Đạo trệ thông tiện. Bị thử nhiệt thấp tà đọng thành khí, kết lại trong dạ dày và ruột, làm ảnh hưởng đến co bóp của dạ dày. Như vậy tà đọng lại ở ruột làm cho khí cơ không thông thoát, thử nhiệt thấp tà không được thanh lọc hết nên làm trở ngại việc thông tiện. Bởi vậy cần phải liên tục dùng thuốc để giải toả, nhưng chỉ nên dùng loại thuốc công phạt tương đối nhẹm chỉ cần khử hết tà ở ruột, làm mất các chứng ứ đọng do thấp nhiệt, dùng thuốc Tuyên thanh đạo trong thang trong “Ôn bệnh điều biện”

g) Thông ứ phá kết. Bị cảm phong hàn, tà biểu hoá nhiệt vào trong kết lại ở tiểu tràng hoặc bị cảm phong nhiệt, nhiệt độc hãm trong máu, đọng lại ở tiểu tràng, điều trị phải thông ứ phá kết. Nhưng máu kết lại tương đối nhẹ à tà nhiệt khi nặng khi nhẹ, nên vận dụng phải khác nhau. Nếu huyết kết tương đối nhẹ, sốt nhẹ, bụng dưới đầy nhưng không cứng, đại tiện không chảy máu nhiều, có thể dùng thuốc Công ứ khinh tễ hoặc Đào hạt thừa khí thang của Trung Cảnh. Nếu ứ kết tương đối nặng, bụng dưới cứng, đại tiện ra máu nhiều, thì dùng thuốc Trục ứ tuấn tễ tức Trung Cảnh đề lương thang. Nếu tà nhiệt nặng, miệng khô lưỡi rộp, dùng thuốc Trục ứ lương tễ để thanh nhiệt phá kết.

3. Phù chính thông hạ pháp. Trong bệnh cảm mạo, nếu biểu tà chuyển vào trong kết lại mà chính khí không đủ, hoặc cơ thể chính hư, tà khí đọng lại, đều có thể dẫn đến chứng chính hư lý thực. Điều trị phải dùng cách phù chính thông hạ.

a) Nhuận táo thông tiện. Sau khi bị cảm, biểu chứng tuy được giải, nhưng phế bị táo nhiệt làm tổn thương, khí cơ không thông thoáng, không những làm tân dịch đọng lại thành đờm, mà đại tràng không được bôi trơn nên chuyển vận thất thường, chất bã đọng lại, hình thành triệu chứng cả ở phổi và đại tràng. Chữa trị phải tuyên phế hoá đờm, nhuận tràng thông tiện, dùng thuốc Ngũ nhân hoàng trong “Thế y đắc hiệu phương” có gia giảm.

b) Tư âm thông hạ. Bị cảm táo tà ôn nhiệt, nếu nhiệt kết ở dương minh, tổn thương tân làm háo ruột hoặc nội nhiệt truyền vào trong, vì nhiệt không giải được, phạm vào đại tràng, nóng ở bên trong, nung nấu âm dịch, làm cho dương minh nhiệt kết lại, thương tổn cả âm dịch, nên xuất hiện chứng hỗn hợp cả hư và thực. Chữa trị cùng cách tư âm thông hạ là tốt nhất, dùng thuốc Tăng dịch thừa khí thang trong “ Ôn luận điều biện”.

c) Ích khí âm, thông phủ thực. Bị phong nhiệt, bệnh thành cảm mạo, nếu tà kết dương minh, táo nhiệt làm thương tổn âm khí, hoặc âm khí không đủ, nhiệt tà chuyển vào trong, kết ở dương minh, nên hình thành chứng nhiệt kết dương minh mà âm khí không đủ. Lúc này chữa trị cần phải cam ôn ích khí, cam hàn ích âm, dùng thuốc Tân gia hoàng long thang trong “Ôn bệnh điều biện”.

4. Dưỡng âm thanh nhiệt pháp. Cuối giai đoạn bị sốt, nhiệt tà chưa hết, âm dịch đã tổn thương, hoặc âm hư hoả vượng thì sử dụng cách này. Dùng thuốc Thanh cao miết giáp thang trong “Ôn bệnh điều biện”.

5. Ích khí sinh tân phát. Bị sốt ngoại cảm, bên trong nóng nhiều sẽ thương tổn nguyên khí và tổn thất âm dịch, vì vậy chữa trị nên ích khí sinh tân để bù đắp hao tổn âm khí, dung thuốc Sinh mạch tán trong “Nội ngoại thương biện cảm luận”. Nếu ngoại tà chưa hết, thì cần gia giảm thêm.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình