Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Ngừa và điều trị bệnh
Điều cấm kỵ khi dùng giải biểu pháp để chữa cảm mạo.

Vận dụng cách giải biểu không đúng, làm hao tổn âm thì lại có hại. Bởi vậy, trong “Thương hàn luận” đã nêu lên một số chứng cấm kỵ khi dùng thuốc giải biểu.

1. Doanh khí không đủ, điều 50 trong “Thương hàn luận” đã viết: “Người mạch phù căng, đau mình mẩy, thì nên dùng cách toát mồ hôi. Nếu mạch chậm ngập ngừng, thì không nên ra mồ hôi. Tại sao vậy? Vì doanh khí không đủ, thiếu máu”. Mạch phù căng, bản thân đau, bệnh thuộc chứng biểu thực, thì có thể dùng Ma hoàng thang để giải biểu, toát mồ hôi, nhưng nếu mạch chậm, là chứng doanh huyết không đủ, tuy có biểu chứng, cũng không thể đơn thuần giải biểu, để tránh gây nên biến chứng vong dương thoát âm. Lúc này nên dưỡng huyết bổ âm giải biểu.

2. Thố hạ lý hư: điều 49 trong “Thương hàn luận” đã nói: “Mạch phù sổ, đáng lý ra mồ hôi sẽ khỏi, nhưng khi thực hiện, bệnh lại nặng lên, không ra mồ hôi được. sở dĩ như vậy, vì mạch yếu, bên trong hư, tân dịch tự hoà, nếut ự ra mồ hôi sẽ khỏi”. Biểu chứng là mạch phủ, dùng cách ra mồ hôi đễ chữa, nhưng thầy thuốc làm cách này lại làm tổn thương chính khí và tân dịch, nên xuất hiện triệu chứng lý hư bệnh nặng thêm, làm mạch yếu đi. Lúc này tuy có biểu chứng cũng không được dùng cách làm toát mồ hôi, mà phải chờ cho chính khí đủ, tân dịch tự điều hoà, thường thường tự ra mồ hôi sẽ khỏi, hoặc dùng cách bổ hư thắng tà để chữa trị.

3. Trung hư lý hàn. Điều 89 trong “Thương hàn luận” nói: “Bệnh nhân lên cơn rét, ra mồ hôi, lạnh trong dạ dày, nôn ra giun” là người trung hư lý hàn, tuy có biểu chứng, nhưng cần phải phù trợ vị dương là chính. Nếu chỉ đơn thuần làm cho ra mồ hôi, thì biểu chứng không những không giải được, ngược lại càng làm thương tổn dương, bên trong càng lạnh thêm, gây nôn, thậm chí nôn ra cả giun.

4. Yết hầu can táo. Phế âm không đủ yết hầu bị can táo, tuy có biểu chứng nhưng cũng không được cưỡng ép ra mồ hôi, vì âm dịch không đủ, nếu ra mồ hôi thì không những không trục được tà ra ngoài, mà còn vì biểu tán làm hao tổn âm dịch, khiến cho họng càng khô rát, thậm chí đau họng, nôn ra máu mủ. Bởi vậy, điều 83 trong “Thương hàn luận” đã nói: “Người bị yết hầu can táo, không được ra mồ hôi”. Trường hợp này dùng bổ âm giải biểu, âm dịch được bổ sung sẽ ra mồ hôi giải biểu làm cho họng hết bị khô rát.

5. Lâm gia. Điều 84 trong “Thương hàn luận” đã nói: “Người bị lâu6, không được cho ra mồ hôi, vì ra mồ hôi sẽ gây nên tiện huyết”. Người bị lậu đi giải đau rát, là do âm thận bị tổn thất, hạ tiêu nóng. Loại bệnh nhân này, nếu có biểu chứng thì không được giải biểu bằng ra mồ hôi. Nếu giải biểu lầm, biểu chứng không những không giải được, mà ngược lại càng làm thương tổn tân dịch, âm dịch càng hư, tà nhiệt ép vào huyết sinh biến chứng tiểu tiện ra máu.

6. Sang gia. Người bị mụn nhọt, nhiều máu mủ, lâu không khỏi, tất nhiên âm huyết hư tổn, nên tuy có biểu chứng cảm mạo, cũng không được đơn thuần giải biểu bằng toát mồ hôi. Vì làm như vậy, không những không đạt được mục đích giải biểu trừ tà, mà ngược lại làm hao tán âm dịch, khiến âm dịch càng suy, gân mạch không được nuôi dưỡng sinh biến chứng co giật. Vì vậy điều 85 đã nói: “Người bị mụn nhọt nếu bị đau, không được làm ra mồ hôi, vì như vậy sẽ co giật”.

7. Người chảy máu cam. Điều 86 đã nêu: “Người bị chảy máu cam, không được làm ra mồ hôi, vì ra mồ hôi sẽ làm thượng hãm ở trán, mạch căng, ảnh hưởng thị lực không ngủ được”. Thường người chảy máu ca, âm huyết tổn thất tuy bị cảm, cũng không được đơn độc làm toát mồ hôi như vậy càng tổn thương âm huyết, mồ hôi ra nhiều tổn thương càng lớn phạm vào chứng hư hư thực thực, dương hư sẽ xuất hiện 2 mắt cứng đơ, không chuyển động được, người bị âm hư sẽ dẫn đến chứng người khó chịu mất ngủ.

8. Người bị mất máu. bệnh nhân nôn ra máu, đại tiện ra máu hoặc bị băng lậu huyết, âm huyết đã suy, nếu giải biểu bằng ra mồ hôi sẽ ra huyết nặng thêm, tổn hại biểu dương, gây nên những cơn sốt rét. Bởi vậy điều 87 đã nhấn mạnh: “Người bị mất máu, không được làm toát mồ hôi, vì như vậy sẽ gây nên những cơn rét”.

9. Người nhiều mồ hôi. Điều 88 đã nói: “Người ra nhiều mồ hôi nếu còn làm ra nhiều mồ hôi nữa, sẽ gây rối loạn, làm tiểu tiện bị âm thống”. Mồ hôi là tâm dịch, nếu bình thường mồ hôi nhiều, tất làm tâm hư, nếu bị cảm mạo, mà đơn thuần giải biểu bằng ra mồ hôi, sẽ làm tân dịch qua lỗ chân lông ra hết, khiến tân dịch càng suy, xuất hiện chứng choáng váng, rối loạn trong tim và tiểu tiện đau rát.

Tóm lại doanh âm không đủ, huyết dịch suy và dương khí hư thì tuy có biểu chứng cũng không được đơn thuần giải biểu để tránh các biến chứng khác. Cần phải cân bằng cơ thể, phối hợp với thuốc tương ứng để chữa trị nội hư và chống cả tà bệnh, thì mới đạt được mục đích chữa trị bệnh giải biều trừ tà, mà không làm hao tổn chính khí. Đúng như “Phương pháp chữa trị, nghiên cứu Đông y” đã nói: “Thương hàn luận” có nhiều điều dặn không được làm toát mồ hôi, là điều mà Trung Cảnh căn dặn mọi người, không được lạm dụng các loại thuốc làm ra mồ hôi, không được dùng với các chứng hư tương đối nặng, còn đối với các chứng hư thông thường thì không cấm dùng, nhưng phải thận trọng hoặc dùng kiêm với thuốc khác. Thí dụ thuốc Ma hoàng phụ tử tế tân thang là loại thuốc dùng cho người bị ngoại cảm dương hư.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình