Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Ngừa và điều trị bệnh
Những việc cần chú ý khi chăm sóc người bị cảm.

Bệnh cảm mạo bất cứ nặng hay nhẹ, đều cần phải chú ý chăm sóc chu đáo.

1. Nghỉ ngơi thích hợp: Người bị cảm mạo nhẹ, nói chung không cần thiết phải nằm nghỉ, nhưng phải tránh làm việc quá mệt mỏi. Khi bệnh tương đối nặng, cần phải nằm nghỉ và tích cực chữa trị.

2. Chú ý cách lý: bệnh cảm mạo có lây nhiễm nhất định, nên mùa có dịch người bệnh nên hết sức giảm bớt việc ra ngoài hoặc giao dịch đề phòng lây truyền bệnh. Ra ngoài phải mang khẩu trang. Nếu nhiều người cùng ở chung phòng, nên cố gắng ít tiếp xúc, cũng có thể ngăn cách bằng riđô. Với người bị cúm lại càng cần phải chú ý cách ly.

3. Thông thoáng môi trường, môi trường trong buồng phải giữ cho không khí trong sạch, ánh sáng đầy đủ, thường xuyên mở cửa sổ để thông không khí, ánh sáng mặt trời không nên trực tiếp chiếu thẳng vào người, để tránh kích thích mắt bệnh nhân, ảnh hưởng đến nghỉ ngơi. Khi mở cửa sổ thông gió, phải mặc thêm áo đắp chăn cho bệnh nhân, không được để gió thổi trực tiếp. Mùa hè có thể mắc mành che cửa sổ, để tránh gió và cũng làm cho trong buồng được yên tĩnh. Cần tránh những mùi vị lạ ở trong buồng, như các vị thuốc uống còn thừa, các chất cơ thể bài tiết ra. Trong buồng phải giữ độ ẩm và độ ẩm nhất định, nên thường xuyên rẩy nước, nếu có bếp lò, thì nên thường xuyên đặt ấm nước, để sôi bốc hơi. Khi trời quá nóng, có thể đặt nước đá trong phòng để hạ nhiệt độ, và làm cho không khí trong phòng có độ ẩm. Phải chú ý không được để quạt điện quạt thẳng vào bệnh nhân, sức gió không nên quá mạnh và thời gian quá dài. Điều chỉnh máy điều hoà  cho vừa phải, không nên quá chênh lệch so với nhiệt độ bên ngoài, phải có thời gian mở cửa để thoáng khí hoặc cho bệnh nhân ra ngoài nghỉ, đi bộ, hít thở không khí trong lành.

4. Thông thoáng đại tiểu tiện: bệnh nhân cảm mạo cần thông thoáng đạt tiểu tiện, để cho tà không tắc lại ở trong và biến chứng vào bên trong. Người bị cảm mạo phong hàn, nên uống nhiều nước đun sôi còn ấm hoặc ăn cháo loãng nóng. Bị cảm phong nhiệt hoặc ôn nhiệt thì nên uống nước sôi để nguội, uống nhiều lần, hoặc uống mật ong để đại tiểu tiện được thông thoáng.

5. Điều chỉnh ăn uống: bệnh nhân cảm mạo ăn uống nên thanh đạm, uống nhiều nước, ăn nhiều rau, hoa quả tươi, thức ăn hàng ngày nên chủ yếu là loại hầm và nấu chín mềm lỏng, không ăn quá no. Nên hết sức tránh các thức ăn tanh, nhiều dầu mỡ, thức ăn rán, nước nhiều mùi vị, càng cần tránh loại thức ăn sống lạnh mất vệ sinh. Gia vị thức ăn nên theo thói quen hàng ngày, đừng quá thiên lệch, đối với cảm phong hàn hoặc người bình thường tỳ vị dương hư, cũng có thể ăn một ít loại canh chua cay, có tác dụng bổ trợ giải biểu hoặc làm ấm dạ dày.

6. Cách sắc thuốc: thuốc dùng cho cảm mạo phải căn cứ vào lượng thuốc nhiều hay ít mà cho đủ nước lạnh hoặc nước ấm ngâm thuốc quấy đầu, khoảng nửa giờ sau mới đun bằng lửa to, sau khi sôi 10-15 phút là được. Khi sắc thuốc phải đậy vung, để thành phần thuốc không bốc hơi, không được sắc thuốc thời gian quá dài, làm hao chất thuốc, giảm thấp hiệu quả. Người bị cảm mạo cơ thể hư nhược, thường nên đồng thời dùng thuốc cả bổ hư và giải biểu, khi sắc thuốc nên sắc bổ hư trước, sắc giải biểu sau. Có một số thuốc đòi hỏi phải sắc đặc biệt, theo căn dặn của thầy thuốc. Thuốc giải biểu thường sắc 1-2 lần.

Thuốc giải biểu, thường sau khi sắc xong uống khi còn nóng, để giúp ra mồ hôi, như vậy tà sẽ từ cơ biểu theo mồ hôi mà ra. Khi uống thuốc giải biểu phải tránh gió, đắp chăn, húp cháo nóng. Đối với người bệnh nặng sốt cao, uống thuốc không nên câu nệ mỗi ngày 1 liều, khi cần thiết, mỗi ngày có thể 2-3 liều, để toàn thân ra được nhiều mô hôi, đẩy được tà ra ngoài qua đường toát mồ hôi.

7. Quan sát kỹ bệnh tình: bệnh cảm tuy là bệnh nhỏ, nhưng không được coi thường, nhất là đối với người cao tuổi, hay đau ốm, cơ thể yếu, trẻ mới sinh, người có thai, sản phụ và người bệnh nặng, càng phải tăng cường chăm sóc, theo dõi chặt chẽ, để tránh xẩy ra bất ngời.

a) Ra mồ hôi: người bị cảm sau khi uống thuốc giải biểu, ra mồ hôi là hiện tượng bình thường. Nhưng ra mồ hôi có mức độ nhất định, tức là toàn thân phải đẫm mô hôi, từ đầu, mặt ngực, bụng đến tay chân đều phải ra mồ hôi. Còn nếu sau khi uống thuốc vẫn không ra mồ hôi hoặc ít ra mồ hôi, thì bệnh chưa giải được, có thể mặc thêm áo, đắp thêm chăn, uống nhiều nước nóng để thúc đẩy ra mồ hôi, khi cần thiết mối uống thêm một liều hoặc chữa bằng cách khác như châm cứu hoặc chữa bằng cách khác như châm cứu hoặc chữa bằng ăn uống. Nhưng tuyệt đối không được để mồ hôi ra quá nhiều, vì như vậy sẽ làm thương tổn khí tân, thậm chí bị vong dương.

b) Nhiệt độ: sau khi uống thuốc ra mồ hôi, nhiệt độ cơ thể sẽ dần hạ thấp, còn nếu sau khi uống thuốc ra mồ hôi mà nhiệt độ không hạ, thì phải suy nghĩ đến biến chứng khác, nên luận chứng cẩn thận. Còn nếu sau khi uống thuốc ra mồ hôi, nhiệt độ lại hạ quá nhanh, thì phải kịp thời kiểm tra tim mạch và huyết áp để đề phòng bị hư thoát.

c) Đại tiện: người bị ngoại cảm phong nhiệt hoặc cảm kèm theo sốt đầy bụng, thì trong thuốc thường có chứa các vị thanh nhiệt hoặc thông phủ tạng, sau khi uống thuốc phải ra mồ hôi, thông đại tiện và hết sốt. Nếu lại gây nân tiêu chảy, thì chứng tỏ hàn lạnh quá nhiều, có thể tà nhập vào trong, nên cháo nóng và kịp thời chẩn đoán lại.

d) Cách thức uống thuốc: có người không biết cách uống, uống vào bị nôn. Gặp trường hợp này, trước khi uống có thể nhai ít gừng sống, hoặc chờ cho thuốc nguội rồi uống từ từ nhiều lần. Nhất là đối với trẻ con, sau uống thuốc, nên cố gắng động viên trẻ tự uống, không nên bịt mũi đổ thuốc, làm như vậy rất dễ sặc hoặc nôn.

8. Không được uống thuốc tuỳ tiện, có bệnh nhân, nhất là với người bị nặng hoặc nóng vội, mong bệnh chóng khỏi, nên thường uống linh tinh các loại thuốc hoặc uống cả thuốc đông và tây y , làm cho liên tục ra mồ hôi hoặc gây biến chứng. Nhân viên y tế cần phải chỉ đạo bệnh nhân dùng thuốc, ăn uống, nghỉ ngơi và chữa bằng ăn uống.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình