Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Ngừa và điều trị bệnh
Luận chứng chăm sóc bệnh cảm mạo.

Luận chứng chăm sóc cũng giống như luận chứng chữa trị, là đặc điểm nổi bật của đông y. ý nghĩa của luận chứng chăm sóc là căn cứ vào triệu hứng khác nhau, xuất phát từ tình hình thực tế của bệnh tật, mà áp dụng biện pháp chăm sóc khác nhau. Cảm mạo là loại bệnh thuộc biểu chứng đông y, nhưng cảm tà khác nhau, thể chất có loại hư loại thực, tà khí còn kèm thêm chứng khác, bởi vậy trên cơ sở chăm sóc thông thường, căn cứ vào triệu chứng và tiền đề luận chứng để có cách chăm sóc khác nhau.

1. Tính chất của triệu chứng, sự chăm sóc khác nhau, triệu chứng không đồng nhất, thì chăm sóc cũng có yêu cầu riêng. Thí dụ cảm mạo phong hàn, có đặc điểm là rất sợ lạnh, loại bệnh này phải chú ý giữ ấm phòng lạnh, nên uống nước nóng, mặc thêm quần áo, ăn cháo nóng. Đồ uống có thể cho thêm gia vị gừng hành, tỏi, tiêu, để giúp chống rét khử tà. Cảm mạo phong nhiệt có đặc điểm phát sốt nhiều, phải căn cứ vào tình hình bệnh, không nên cưỡng ép ra mồ hôi. cảm mạo phong nhiệt khi bị sốt cao, thường không dùng nước lạnh hoặc nước đá để chườm hạ sốt, vì dùng cách hạ sốt vật lý sẽ làm tắc kẽ hở ở cơ, mồ hôi không ra được. Bị đau họng, có thể dùng nước muối nhạt xúc miệng. Ăn uống nên thanh đạm, không nên ăn các thức ăn như: gà trống, cá chép, thịt chó. cần phải căn cứ vào bệnh tình khác nhau mà chăm sóc.

2. Chú ý thể chất hư thực để tăng cường việc chăm sóc, bệnh cảm mạo, nếu thể chất khoẻ mạnh thời gian bệnh ngắn, bệnh chóng khỏi, dùng thuốc giải biểu giải cảm là được. Còn phải thể hư phải chú ý theo dõi bệnh tình, căn cứ vào khí huyết6t1 âm hư khác nhau mà tăng cường ch8am sóc. nếu dương khí hư, dễ bị cảm mạo phong hàn, thì khi ra mồ hôi đồng thời phải chú ý bảo vệ dương khí, trong nhà nên giữ ấm, ăn uống nên ăn chất cay nóng, nhưng ra mồ hôi không nên quá nhiều, cần đề phòng mồ hôi ra mãi không dứt. Đối với người âm huyết hư, dễ bị cảm phong nhiệt, trong nhà nên thông khí thoáng mát, ăn uống cần thanh đạm, ăn nhiều rau hoa quả tươi, uống nhiều nước. Căn cừ vào lý luận “Mất huyết không co mồ hôi”, “Mất mồ hôi không có huyết”, nên đối với người âm huyết hư nhược thì không nên cưỡng ép ra mồ hôi, nhất là sau khi sinh, mất huyết, nếu ra mồ hôi quá nhiều càng làm tổn hại âm huyết, có thể chữa bằng ăn uống để bồi bổ tạo ra nguồn mồ hôi nhưng cũng không nên dùng nhiều loại hàn lạnh để tránh băng kiệt. Đối với người bị chứng hư, lúc bình thương thích ăn uống các thứ bổ, thì trong thời gian bị cảm, nói chung nên tạm thời ngừng dùng các thuốc bổ hàng ngày. Trẻ con thể chất non mềm, bị cảm mạo rất dẽ chuyển thành nặng, cần phải đặc biệt chăm sóc, chú ý theo dõi bệnh chặt chẽ.

3. Luận chứng tà khí kiêm các thứ khác, nên chú ý biến chứng. Bệnh cảm mạo thường có thể dẫn đến tái phát bệnh cũ hoặc gây ho đờm, đầy bụng, khí trệ, bị tái phát cảm ngoại tà thì bệnh hay kết hợp với triệu chứng bệnh khác, nên bệnh tình phức tạp. Việc chăm sóc loại bệnh này, một mặt phải chú ý tiến lui của bệnh, một mặt khác phải chú ý theo dõi tình hình phát triển của bệnh cũ. Vì trong quá trình phát triển bệnh cả 2 thứ có ảnh hưởng lẫn nhau, thường thường có thể dồn dập, bởi vậy, khi chăm sóc quan sát toàn diện, cân nhắc mọi mặt, chăm sóc trọng điểm căn cứ vào tình hình khác nhau

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình