Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Ngừa và điều trị bệnh
Cách dùng thuốc ngửi để phòng cảm.

1. Viên tô hợp hương. vào mùa hay có cảm cúm, cứ mỗi buổi sáng cách 3 tiếng lại đặt vào mũi ngửi 1 viên thuốc, cho đến lúc đi ngủ, dùng 1-2 ngày, có thể phòng được cảm cúm.

2. Bài thuốc kinh nghiệm. Dùng xuyên khung, kinh giới, bạch chỉ, bạc hà, phòng phong, hoắc hương mỗi thứ 9g, tế tân, tân di, băng phiến, mỗi thứ 3g, hùng hoàng 1,5g, tất cả làm thành bột mịn, mỗi buổi sáng, cách 3 giờ hít 1 lần, cho đến lúc đi ngủ, làm 1-2 ngày có thể phòng được cảm.

3. Mai tạo thông quan tán. Nha tạo 97%, mai phiến 3%. Trước tiên giã nha tạo thành bột rồi rây lấy bột mịn, cân đúng số lượng, rồi cho bột mai phiến đã giã nhỏ trộn với bột nha tạo theo tỷ lệ nói trên trộn đều. Lấy 2-3 gam thuốc bột chấm vào bông đã khử trùng, vê thành viên, hàng ngày mỗi buổi sáng nhét vào lỗ mủi, mỗi bên 1 lần, để hắt hơi, thường sau khi nhét 1-2 phút là hắt hôi, sau 1-2 phút bỏ bông thuốc ra. Nếu khí hậu lạnh nhiều, thì có thể sáng và chiều mỗi buổi làm 1 lần, nếu khí hậu tương đối ấm, có thể cách 2-3 ngày làm 1 lần, vận dụng linh hoạt. Chất tạo giác (bồ kết) trong mai tạo thông quan tán là thuốc chủ chốt của “thông quán tán” trong bài thuốc cổ, mai phiến dùng để giải độc tránh nhiễm trùng. Nếu dùng bài thuốc này theo phương pháp cũ là thổi vào mũi, sẽ kích thích niêm mạc mũi quá mạnh, có thể gây đau đầu. Bởi vậy, đổi thành cách tẩm vào bông đút nút mũi, thì qua theo dõi chưa phát hiện thấy phản ứng xấu và tác dụng phụ

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình