Đăng nhập
TRANG CHỦ
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-
Giống Nông nghiệp
- Kỹ thuật trồng trọt
+
Cây Hồ tiêu
+
Cây Cà phê
+
Cây Cao su
+
Cây lúa
+
Cây ngô
+
Cây khoai
+
Cây sắn
+
Cây mía
+
Cây ăn quả
+
Các loài cây họ đậu
+
Cây rau
+
Cây thuốc
+
Cây hoa, cây cảnh
-
Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-
Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-
Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-
Thế giới Động vật
-
Thực Vật
- Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
+
Kỹ thuật nuôi gà
+
Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
+
Kỹ thuật nuôi bồ câu
- Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
+
Kỹ thuật nuôi trâu, bò
+
Kỹ thuật nuôi lợn
+
Kỹ thuật nuôi thỏ
+
Kỹ thuật nuôi gia súc khác
- Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
+
Cá rô phi
+
Cá trắm
+
Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
+
Kỹ thuật nuôi lươn
-
Công nghệ Nông thôn
-
Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Công nghệ Nông thôn
Vì sao phải phát triển nông nghiệp sinh thái
Ở một số vùng nông thôn thuộc các tỉnh Triết Giang, Giang Tô, Quảng Đông,... Của Trung Quốc, bà con đang có phong trào đào ao đắp bờ, dưới ao nuôi cá, trên bờ trồng dâu, dưới cây dâu trồng cỏ, dùng dâu nuôi tằm, dùng phân tằm và cỏ để nuôi cá, bùn ao dùng bón cho dâu, hình thành nên một hệ thống nông nghiệp sinh thái hợp lý, hiệu quả cao và ổn định. Hệ thống nông nghiệp sinh thái nhân tạo này được người ta gọi là “bờ dâu ao cá”,...
Ở đây “bờ dâu ao cá” đã tạo thành một chuỗi mắt xích sinh vật liên hoàn rất kì diệu: cây dâu là người sản xuất, tằm là người tiêu dùng cấp 1, cá là người tiêu dùng cấp 2, vi sinh vật trong ao đóng vai trò phân giải. Trong chuỗi mắt xích liên hoàn này, vật chất đã chu chuyển và tuần hoàn liên tục, các phế liệu cũng được sử dụng toàn bộ. Hiện nay, mô hình sinh thái này đã được tổ chức lương thực lương thực liên hiệp quốc đánh giá là “hệ thống sinh thái nhân tạo tốt nhất”.
Không lâu trước đây, huyện ôn lĩnh tỉnh triết giang đã triển khai mô hình “bờ cây ao cá” trên diện tích phần 100 mẫu. Trên vùng bãi bồi ven biển đã được khoanh vùng, cứ cách 10 mét một cả bề ngang lẫn bề dọc lại đào một cái ao, đất đào lên được đắp thành bờ. Ao này được dùng thả cá, bờ ao trồng cây ăn quả như cam, quýt; dưới tán cây quả lại trồng cỏ chăn nuôi hoặc cây phân xanh. Các nhà sinh thái học cho rằng “bờ cây ao cá” có nhiều ưu điểm: bờ ao có tầng đất này, chất đất phì nhiêu, lượng muối trong đất thấp rất có lợi cho sinh trưởng của cây ăn quả; cá nuôi trong ao có thể tích trữ phân; tưới tiêu tiện lợi, hạn úng đều đảm bảo cho thu hoạch, khoảng cách giữa các bờ ao tạo độ thông thoáng nên cây có thể trồng mật độ dày hơn để nâng cao sản lượng trên một đơn vị diện tích. Dưới lớp cây ăn quả lại được trồng cỏ hoặc cây phân xanh có thể giải quyết vấn đề thức ăn gia súc và nguyên liệu phân bón, đồng thời còn có tác dụng chống đất bị rửa trôi, củng cố vững chắc bờ ao.
Ở nước ngoài, nông trường Maya của Philippin cũng là một điển hình của việc ứng dụng thành công lý luận sinh thái học, được liên hợp quốc và nhiều nước rất ca ngợi. Nông trường này là một nông trường sinh thái hiện đại. Lúa nước, rau xanh, cây ăn quả trồng ở đó trở thành người sản xuất có thể chuyển hoá năng lượng Mặt trời thành các chất hữu cơ; còn lợn, gà, bò, vịt ở đây trở thành người tiêu dùng các loại thức ăn sản xuất ra từ rơm rạ, lá cây và rau xanh; phân gia súc gia cầm và các phế liệu sau khi chế biến thịt gia súc gia cầm sau khi qua các công đoạn trong hầm ủ trở thành nguồn năng lượng dùng thắp sáng và chạy các loại động cơ; lượng bã còn lại dùng bón cho tảo nước và tảo nước lại dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Tỉ lệ hợp lý được tạo thành từ nguyên lý sinh thái học này đã to ra mô hình kết cấu nông nghiệp rất hợp lý.
Nông nghiệp sinh thái vừa cải thiện được môi trường sống và môi trường sản xuất lại mở ra một nguồn năng lượng mới làm cho sự ô nhiễm môi trường, lãng phí năng lượng và sự phá hoại tài nguyên đất đai giảm xuống mức thấp nhất, từ đó đạt được sự thống nhất cao độ giữa ba lợi ích kinh tế, sinh thái và xã hội. Cho nên nói nông nghiệp sinh thái là một mô hình nông nghiệp hiện đại không bao giờ mất, sẽ chiếm địa vị chủ yếu trong nền nông nghiệp tương lai.
Nguồn:
Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình