Chảy máu cam là một trong những bệnh tay mũi họng thường thấy ở trẻ. Có trẻ trong có vẻ khoẻ mạnh nhưng lại hay bị chảy máu cam khi đang học bài, đang chơi hoặc đang ngủ. Có trẻ lại bị chảy máu cam khi bị sốt hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Các trường hợp trên khiến cho gia đình trẻ phải lo lắng bất an, họ lo con mình bị bệnh nặng.
Bệnh chảy máu cam ít xảy ra ở trẻ sơ sinh, mà thường xảy ra ở các trẻ 4 -10 tuổi. Vì sao vậy? Trên 90% số trẻ mắc bệnh này đều bị chảy máu ở phần dưới lá mía, ở đây có một mạng lưới động mạch và tĩnh mạch. Mạch lưới mạch máu chưa rõ nét ở trẻ sơ sinh phát triển dần ở trẻ trên 2 tuổi, cơ bản hình thành ở trẻ 3 tuổi và hoàn thiện ở trẻ 10 tuổi. Nhưng niêm mạc ở đây rất mỏng, kém đàn hồi, vị trí ở phía trước nên dễ bị thương. Dưới niêm mạc là xương sụn, một khi bị thương thì rất khó lành, nên thỉnh thoảng lại bị chảy máu. Chỗ đó gọi là nơi dễ bị chảy máu trong xoan mũi. Có hai nguyên nhân khiến cho trẻ bị chảy máu cam là: mũi và cơ thể:
Nguyên nhân đầu như viêm xoang mũi, mụi bị hư, có khối u trong mũi…, khiến cho mạch máu trong xoang mũi bị sung huyết và vỡ ra hoặc dị vật vào mũi, khiến chi niêm mạc mũi bị viêm, sung huyết dẫn tới chảy máu cam. Ngoài ra, niêm mạc xoang mũi khô do nhiều nguyên nhân khiến cho các mạch máu trên niệm mạc rất yếu, dễ bị chảy máu.
Nguyên nhân thứ hai là trẻ mắc bệnh truyền nhiễm cấp tính như: cảm cúm, ho gà, sốt phát ban, mề đay…Mắc bệnh truyền nhiễm, trẻ thường kèm theo sốt và viêm niêm mạc, niêm mạc khi đó sung huyết và khô nên rất dễ chảy máu. Khi trẻ mắc các bệnh như: bệnh máu trắng, bệnh ưa chảy máu, thiếu máu .v.v… Sức dề kháng của cơ thể giảm sút, xoang mũi dễ bị nhiễm trùng, huyết quản dễ bị dập vỡ. Bản thân các bệnh về máu khiến cho máu khó đông, thường hay chảy máu và khó cầm máu. Nguyên nhân hiếm thấy là thiết vitamin C, viêm gan và một số bệnh di truyền.
Cần phải đưa trẻ tới bệnh viện khám tìm ra nguyên nhân gây chảy máu cam và điều trị đúng bệnh. Ngoài ra, cần phải tìm cách cầm máu cho trẻ. Khi trẻ chảy máu cam, ta nên bình tĩnh, để trẻ ngồi yên dùng ngón tay cái và ngón trỏ chỉ chặt chỗ lá mía. Chú ý giữ chặt chỗ lá mía chứ không phải là giữ chặt cánh mũi, như thế mới cầm được máu. Đồng thời phải bảo trẻ cuối thấp đầu và thở bằng miệng để máu không chảy xuống họng. Giữ chặt khoảng 3 phút, màu đông lại. Nhét bông sát trùng, tẩm một chút Êphêđrin 1% vào mũi rồi dùng tay ấn chặt. Cùng lúc, đắp nước lạnh vào khăn vỗ vỗ vào trán hoặc gáy, khiến mạch máu ở mũi co lại, sẽ chóng cầm máu hơn. Trẻ luôn chảy máu cam hoặc chảy máu mãi không cầm, cần phải kịp thời đưa trẻ tới bệnh viện. Có trẻ mạch máu khá lớn, phạm vi chỗ chảy máu lại rộng nên máu rất khó cầm. Chảy máu cam thường xuyên có thể khiến cho trẻ mất nhiều máu, gia đình nên lưu ý và đưa trẻ tới bệnh viện.
Muốn đề phòng bệnh chảy máu, cần chú ý mấy điều sau: Cố gắng bảo vệ mạch máu ở lá mía. Đối với trẻ quen ngoáy ngón tay vào lỗ mũi, cần dạy trẻ thay đổi thói quen này. Có trẻ không thích ăn rau và hoa quả, sẽ dẫn tới thiếu vitamin C; Khi trẻ sốt, kém ăn, cơ thể sẽ cần lượng vitamin C rất lớn. Vì vậy, bổ sung vitamin C một cách thích đáng cũng có thể dể phòng bệnh chảy máu cam tái phát. Mùa đông, không khí khô, nhiệt độ trong phòng lại ấm, dễ khiến cho niêm mạc mụi bị khô và gây chảy máu cam. Khi đó, nên vẩy một chút nước trong phòng, bảo đảm cho trong phòng luôn luôn có độ ẩm thích hợp, hoặc nhỏ dầu bạc hà vào mũi trẻ, giữ cho niêm mạc mụi luôn ẩm |