Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Những nguyên nhân gì khiến cho trẻ bị điếc? Đề phòng như thế nào?

thí Bệnh điếc ở trẻ chia thành 2 loại lớn: Một loại là bị điếc do biến chứng, chủ yếu do viêm tai giữa; một loại nữa là bị điếc do dây thần kinh cảm giác, kiểm tra màng nhĩ vẫn bình thường, trường hợp này do bệnh của ốc tai hoặc dây thần kinh thính giác gây ra. Bệnh điếc lại chia ra 2 loại là bẩm sinh và sau khi sinh. Bệnh điếc bẩm sinh có thể do dây thần kinh nh giác, có thể do nguyên nhân di truyền cũng có thể do người mẹ bị nhiễm vi rút trong thời kỳ mang thai, như cảm cúm chẳng hạn. Bị điếc sau khi sanh chủ yếu là do dùng thuốc nhỏ tay có độc tính hoặc mắc một số bệnh như viêm não, viêm màng não..v.v.. gây ra. Có 2 vấn đề cần quan tâm.

 

1/ Đề phòng bệnh điếc ở trẻ: chủ yếu là đề phòng điếc do dây thần kinh thính giác. Từ nguyên nhân nảy sinh ra bệnh, ta thấy đây là vấn đề gồm nhiều mặt như: không kết hôn với người thân thuộc chú trọng ưu sinh, chú ý giữ gìn sức khỏe khi mang thai.v.v…, mặt khác, không nên lạm dụng thuốc kháng sinh. Chúng tôi đã từng gặp trường hợp trẻ bị cúm sốt do tiêm thuốc kháng sinh có độc tính mà bị điếc, nếu ảnh hưởng thuốc kháng sinh nặng, trẻ còn có thể bị điếc. Ngoài ra thường xuyên dùng thuốc kháng sinh cũng có hại cho trẻ: một mặt, sau khi được cơ thể hấp thụ thuốc kháng sinh sẽ giải độc ở gan, tăng thêm gánh nặng cho gan; thuốc được bài tiết ở thận và một số loại thuốc cũng gây tổn hại cho thận, thường xuyên dùng các loại thuốc kháng sinh rất dễ gây ra phản ứng thuốc; mặt khác, thường xuyên các loại thuốc kháng sinh, vi khuẩn sẽ sản sinh ra tính kháng thuốc, khi trẻ bị bệnh nặng thực sự, phải dùng thuốc, thì thuốc lại mất tác dụng. Trường hợp trẻ em bị điếc do lạm dụng thuốc kháng sinh không phải là cá biệt. Ở đây cần phải lưu ý rằng: Hệ thống thần kinh của trẻ phát triển chưa hoàn thiện còn non yếu, nên rất nhạy cảm với các thuốc có độc tính. Có khi chỉ tiêm một vài mũi cũng có thể khiến cho dây thần kinh thính giác bị trúng độc khi tiêm tĩnh mạc, tác dụng này lại càng rõ hơn. Vì vậy, cần tránh sử dụng loại thuốc này cho trẻ.

2/ Phát hiện trẻ bị điếc như thế nào: có thể dễ dàng phát hiện ra trẻ kém tai qua 2 giai đoạn sau:

a) Khi trẻ được 1- 2,5 tuổi, là lúc bắt đầu học nói, nếu không thấy trẻ nói, gia đình cần chú ý.

b) Khi trẻ được 6 -7 tuổi trẻ bắt đầu đi học, trong khi giảng bài, phát hiện thấy năng lực nghe của trẻ không tốt ảnh hưởng tới thành tích học tập giáo viên sẽ phản ánh với gia đình.

Trong thực tế, gia đình có thể tự kiểm tra thính giác của trẻ bằng phương pháp đơn giản như sau:

Khi nghe tiếng bất ngờ như tiếng vỗ tay hoặc tiếng lắc chuông, trẻ 3 tháng tuổi đã biết mở mắt ra nhìn. Trẻ 6 tháng, trẻ đã có phản xạ định hướng, biết ngoảng đầu lại khi nghe thấy tiếng động bất ngờ, nín khóc khi nghe thấy nhạc. Trẻ 9 tháng, có phản xạ định hướng rõ hơn khi nghe gọi tên và bắt đầu tập nói. Phản xạ của trẻ trên 1 tuổi có phản ứng rõ ràng hơn nhiều và biết nói vài tiếng. Khi trẻ được 1-2 tuổi, chúng có thể hiểu được tên mình, biết được một số động vật như trâu, dê, ngựa, chó, v.v…Trẻ 3 tuổi nghe hiểu được câu chuyện đơn giản, gọi được tên một số đồ chơi. Tất nhiên, thính giác của từng trẻ phát triển sớm muộn khác nhau, thời gian chúng biết nói cũng khác nhau. Nếu nghi thính giác của trẻ có vấn đề, cần phải đưa trẻ tới bệnh viện khám. Người ta có thể biết được bệnh tình của trẻ nhờ vào thiết bị chuyên dụng và có phương pháp điều trị riêng

 

 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình