Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Ngừa và điều trị bệnh
Nguyên nhân sau khi bị cảm, ho kéo dài không khỏi, cách chữa trị.

Sau khi bị cảm, ho thường kéo dài, làm cho con người rất khó chịu. Để sớm chặn được ho, có người đã dùng các thuốc chống ho như dịch khái, khái tất thanh, cũng có người dùng xuyên bối mẫu hấp đường phèn hoặc xuyên bối mẫu hấp với quả lê, nhưng đều không có hiệu quả.

Nguyên nhân là do cảm mạo bị lây nhiễm đường ô hấp, mọi nọc bệnh và vi khuẩn đều kích thích đường hô hấp sinh ra ho khan, thậm chí ho dữ dội, ho có đờm dính hoặc đờm vàng, khó khạc ra được. Lúc này sinh ra đồm và ho là một loại phản ứng dinh lý của cơ thể tống vật lạ ra ngoài, vì vậy trừ trường hợp ho khan, không đờm kích thích nặng hoặc ho quá nhiều ảnh hưởng đến làm việc và giấc ngủ, mới nên dùng các loại thuốc chống ho, để tránh cản trở phản ứng sinh lý cần thiết và có lợi. Nếu cứ tuỳ tiện dùng các thuốc chống ho, mới uống ho sẽ giảm nhẹ, nhưng đờm không thoát ra được, thì ngược lại ho vẫn kéo dài không dứt.

Phân tích theo giác độ của đông y, ngoại tà xâm phạm vào phế vệ, phế khí không thăng không giáng được, tắc lại sinh ho, khạc ra đờm, thậm chí thành hen. Lúc này phương án chữa trị của đông y là áp dụng phương pháp thanh tán hoặc ôn tán để giữ trừ ngoại tà. Khi mới ho có thể dùng thuốc long đờm, để cho đờm hoặc ngoại tà không tắc lại bên trong, được thải ra ngoài, ho sẽ hết. Lúc này chỉ nên ứng dụng triết bối mẫu để làm tan đờm chặn ho, nhưng tính lạnh và bổ, chỉ thích hợp với người ho do hư lao, hư nhiệt, không được dùng đối với người bị cảm mà ngoại tà vẫn chưa hết.

Phòng khám bệnh đông y thường gặp những bệnh nhân sau khi bị cảm, ho kéo dài 1-2 tháng không khỏi, hỏi kỹ bệnh sử, thì phần đông đã dùng các thuốc chống ho như xuyên bối mẫu hoặc codein, dịch khái pentoxyverine. Khi đến khám thường cảm thấy tức ngực, ho không ra đờm hoặc khó khạc đờm, là do ho trong giai đoạn cấp tính đã dùng sai thuốc, làm ức chế công năng khạc đờm bình thường . Lúc này, cần phải dùng loại thuốc khai thông phế khí như ma hoàng, tiền hồ, cát cánh, để cho ngoại tà hoặc đàm thấp tắc lại bên trong được thoát ra ngoài. Nếu để lâu ngày hoá nhiệt, còn phải chữa bằng thuốc thanh nhiệt giải độc. Cho nên bệnh ho do cảm mạo tuy là bệnh nhỏ thường gặp, nhưng khi sử dụng thuốc vẫn cần phải thận trọng, tuyệt đối không được tuỳ tiện lạm dụng thuốc

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình