Cảm mạo là một bệnh ngoại cảm mà trẻ con thường gặp nhất. Nguyên nhân phát bệnh, chủ yếu là do phủ tạng trẻ con còn non, da thịt mỏng và lỏng lẻo, ngoại vệ không chắc, lại thêm không biết tự điều chỉnh nóng lạnh, nên dễ bị ngoại tà xâm nhập, thường do khí hậu đột nhiên thay đổi, nóng lạnh thất thường, ngoại tà thừa cơ xâm nhập, sinh ra cảm mạo. Nếu nuôi dưỡng không đúng, trẻ con thường xuyên mặc quá dày, quá ấm, nằm kín trong buồng, thiếu rèn luyện, nên sức đề kháng yếu, càng dễ bị cảm.
Trẻ con bị cảm nếu được kịp thời chữa trị, thường triệu chứng tương đối nhẹ, hiệu quả tương đối tốt. Nhưng với đứa trẻ cơ thể yếu ớt thì biểu hiện lâm sàng cũng tương đối nặng, bệnh tình phức tạp, triệu chứng kết hợp tương đối nhiều.
Đặc điểm cảm mạo cảu trẻ con.
a) Nóng nhiều hơn rét, dễ nhập vào trong, hoá nhiệt hoá hoả, khi khám triệu chứng thấy họng sưng đỏ, rêu lưỡi mỏng trắng ướt, nên nghĩ đến do cảm mạo phong nhiệt, còn nếu biểu hiện rét, tức là rét nhiều hơn nhiệt, thì cũng cần phải chú ý.
b) Dễ kèm theo đờm: phổi là loại thể tạng yếu, rất dễ bị ngoại tà, không giải toả được, khí cơ bất lợi, dịch đọng lại thành đờm, ngăn trở khí đạo, khí của phổi dâng lên, biểu hiện là ho nhiều, tiếng ho nặng, trong họng có tiếng đờm khò khè, rêu lưỡi nhầy, mạch hoạt, thậm chí làm phế khí tắc lại.
c) Dễ bị trầy trệ: Trẻ con tỳ thường kém, ăn uống không điều độ, nên sau khi bị cảm thường ảnh hưởng đến công năng chuyển vận, thường làm sữa không tiêu hoá được, nên xuất hiện đầy bụng, không muốn ăn uống, hoặc kèm theo ợ ra nước chua, nôn, tiêu chảy.
d) Dễ kèm theo co giật: thần kinh của trẻ con yếu gân mạch chưa vững, dễ bị nhiệt hoá, nếu sốt cao thương tổn tân dịch, gân mạch không được nuôi dưỡng, nên dễ xuất hiện ảnh hưởng thần kinh, thường hay quấy khóc, ngủ không yên, thậm chí bị co giật, cứng tay chân, rìa lưỡi đỏ, mạch huyền sổ |