Trẻ sơ sinh là chỉ đứa trẻ từ 1 tuổi trở xuống, còn trẻ nhỏ là chỉ đứa trẻ trong vòng 3 tuổi, trẻ sơ sinh bị cảm mạo uống thuốc khó, nên việc chữa trị gặp nhiều khó khăn. Sau đây giới thiệu một số cách chữa đơn giản có thể đạt được mục đích chữa trị, mà không phải tiêm thuốc, uống thuốc.
1. Cách chữa trị dịt rốn. Đặt thuốc vào vùng rốn của trẻ, thuốc sẽ phát huy hiệu quả. Nếu cảm mạo phong nhiệt thì dùng hành trắng 15g, liên kiều 15g, giã nát, bọc vào miếng gạc rồi đắp lên vùng rốn của trẻ, chú ý theo dõi, khi trẻ sắp ra mồ hôi, thì cho uống một ít nước sôi còn nóng, để thúc ra mồ hôi toả nhiệt. nếu bị cảm mạo phong hàn thì dùng hành trắng 30g, gừng tươi 2g, hồ tiêu 1g, giã nát bọc vào miếng gạc đắp vào vùng rốn, cho uống nửa cốc nước ấm, để thúc ra mồ hôi chống hàn. Sau kho khỏi cảm thì bỏ thuốc ra
2. Cách chữa trị dịt thuốc vào lòng bàn tay. Dùng thuốc dịt vào lòng bàn tay để phát huy hiệu quả của thuốc. cảm mạo phong hàn thì dùng bạc hà, phòng phong mỗi thứ 15g, gừng tươi 9g (đau họng không dùng), trước tiên giã nát bạc hà và phòng phong thành bột, rồi trộn với gừng tươi cho thêm một ít nước sôi, bọc vào trong miếng gạc nhỏ dài khoảng 10 phân ( 2 miếng), đặt vào 2 lòng bàn tay, rồi dùng băng dài băng lại, khoảng 20 phút thì mở lấy ra. Nếu không ra mồ hôi, có thể cho uống nước gừng có đường ( 3 lát gừng, 1 thìa đường đỏ) uống khoảng nửa cốc là được, đồng thời dưới chân đặt túi nước nóng bọc vào khăn mặt rồi đắp chăn, mặc áo thúc ra mồ hôi. Nếu trẻ bị cảm sốt nhẹ và ho, thì dùng bạc hà 9g, liên kiều 9g, quất hồng 6g, giã nát, hoà với nước sôi xấp vào miếng gạc rồi đắp vào hai lòng bàn tay, cách làm như trên.
3. Cách xoa thuốc. Dùng trẻ con bị cảm phát sốt hoặc bị lạnh mồ hôi không ra được. Sử dụng hành trắng 150g, lá bạc hà 6g, riệu trắng 200g, hâm nóng. Cho hành vào trong cối đá sạch đổ 2 gáo nước ấm, giã nát lấy nước, cho vào cốc sạch, rồi cho là bạc hà, sau đó đun nóng rồi cho riệu vào quấy đều, dùng khăn mềm hoặc miếng gạc đã khử trùng chấm vào thuốc lau nhẹ lên hai bên rìa mũi, hai bên vùng trán (huyệt thái dương), đốt sống cổ thứ 7 và ngang vai (huyệt đại chuỳ), trước ngực, sau lưng, hai bên cánh tay, hai bên kheo chân, hai lòng bàn tay và hai bên đốt sống cụt, mỗi bên xoa 20-40 lần, khi xoa phải nhẹ nhàng, đều dùng sức.
4. Cách thụt. Dùng để chữa tị trẻ con cảm mạo thông thường và bị cúm, cũng dùng để dự phòng bệnh cảm cúm. Dùng ngân hoa, đại thanh diệp, bàn lam căn mỗi thứ một phần bằng nhau, hoàng cầm 2 phần. Sắc riêng từng vị thuốc rồi hợp lại để lắng, lấy nước trong cô lại còn 50%, cho thêm thuốc phòng thối hoặc để trong tủ lạnh để dùng. Trẻ sơ sinh mỗi lần thụt 15cc, trẻ nhỏ mỗi lần 30cc, lưu giữ 1 giờ, ngày 2 lần, 3 ngày 1 đợt hoặc cho đến khi khỏi bệnh. Chú ý tốc độ thịt thuốc phải chậm, sau khi thụt đặt trẻ nằm nghiêng 30 phút, để giữ thuốc phát huy hiệu quả.
5. cách đắp thuốc. Dùng cho trẻ con bị cảm phong hàn. Lấy 10 con giun sống cho vào bát, rắc một ít đường trắng lên trên, một lúc sau giun sẽ chết, cho thêm mỳ trộn thành bột nhão, làm thành những miếng thuốc đường kính 3 phân, rồi đắp lên rốn và thông môn, mỗi lần đắp 4-6 giờ, ngày 2 lần, đắp liên tục 2-3 ngày |