Một bé trai 3 tuổi rưỡi, phải đưa tới bệnh viện cấp cứu vì đã uống phải nước sôi trong ấm trà. Khác khám, khi khám các bác sĩ thấy miệng trẻ chảy nước dải, cuống họng bị xung huyết, và sưng, có tiếng khò khè khi thở, hơi bị khó thở. Sau khi truyền huyết thanh, theo dõi 15 tiếng, trẻ không có dấu hiệu khó thở thêm; bác sĩ cho trẻ mang thuốc về điều trị ở nhà. 3 ngày sau khám lại, trẻ ăn uống bình thường.
Trẻ dưới 5 tuổi hay bị bỏng họng. Sau khi chơi đùa, trẻ khát nước, tu luôn vòi ấm, nếu nước trong ấm đang nóng trẻ bị bỏng ngang cuống họng. Do phản ứng bảo vệ của trẻ còn kém, nên khi uống phải nước nóng trẻ không biết nhổ ra, mà lại nuốt vào làm bỏng cuống họng, niêm mạc họng bị bỏng sẽ sung huyết và sưng lên. Nếu nước quá nóng, thậm chí còn bị bong biểu bì niêm mạc. Trẻ đang cuống họng, không nuốt được nước bọt, nên bị chảy dải, có khi còn bị sặc. Mối nguy hiểm khi bị bỏng họng là họng bị nhỏ lại do niêm mạc sưng lên, lại bị đờm dải bịt chặt khiến trẻ rất khó thở. 1 tiếng sau khi bị bỏng họng, trẻ quấy khóc, trẻ không chịu ăn, sốt, bồn chồn không yên.v.v… Một mặt là do họng đau, mặt khác là do trẻ trúng độc tới toàn thân sau khi niêm mạc bị bỏng.
Nếu trẻ bị bỏng họng, phải đưa ngay tới bệnh viện cấp cứu căn cứ vào bệnh tình, bác sĩ sẽ tiêm huyết thanh, tiêm thuốc tiêu viêm và sưng để phòng chỗ bị bỏng tiếp tục viêm và sưng đỏ, đồng thời phải theo dõi tình hình hố hấp của trẻ. Nếu có khó thở nhẹ, có thể điều trị bằng thuốc. Nếu khó thở nghiêm trọng, phải phẫu thuật khí quản ngay để cứu tính mạng của trẻ. Ngoài ra, điều trị kịp thời và đúng đắn còn có thể phòng ngừa bệnh hẹp thực quản do bị bỏng và nhiễm trùng.
Hoàn toàn có thể phòng ngừa được tai nạn này. Cần dạy trẻ không nên tu nước ở vòi ấm, đặt phích nước ở chỗ trẻ không với tới được, chuẩn bị cho trẻ nước sôi để nguội vào ngày hè |