Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Ngừa và điều trị bệnh
Làm thế nào khi dị vật mắc ở thực quản?

Có 2 nguyên nhân khiến cho trẻ bị dị vật :

1/ Trẻ ngậm vật khá to hoặc sắt nhọn vào miệng chơi, sơ ý nuốt xuống, vật nhỏ và trơn trôi qua thực quản xuống dạ dày, vật to hơn hoặc sắt nhọn dễ mắc trong thực quản.

2/ Khi ăn, trẻ không chú ý hoặc vọi vàng nuốt cả mảnh xương, xương cá lẫn trong cơm, xương dễ mắc trong thực quản. Ngoài ra, có trẻ còn có thể nuốt tiền xu, huy hiệu, hạt lê, sỏi.v.v…

Có 3 chỗ thắt hẹp ở phần đầu, phần giữa và phần cuối thực quản, trong đó, phần đầu thực quản hẹp nhất, vì vậy dị vật dễ mắc ở chỗ đó nhất. Khi đó có thể thấy đau ở cổ hoặc phía sau xương ngực, trẻ càng thấy đau khi nuốt vào hoặc nôn ra. Trẻ cũng có thể thấy khó thở và dị vật bịt kín và đau. Dị vật thường chọc vào thực quản gây ra viêm cục bộ. Nếu nghiêm trọng, chỗ thương tổn và viêm lan rộng, dẫn tới viêm tung cánh, thủng thực quản, khí quản. Nếu dị vật mắc ở chỗ thắt hẹp thứ hai của thực quản, thì rất nguy hiểm tới tính mạng, vì chỗ đó gần với động mạch chủ, dị vật dễ làm thương tổn động mạch chủ, gây chảy máu nghiêm trọng.

Khi trẻ bị dị vật mắc ở thực quản, tuyệt đối không được xử lý, càng không được chữa bằng cách cho trẻ nuốt cơm cục, mì sợi.v.v…; Vì có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Phải lập tức đưa trẻ tới bệnh viện cấp cứu.

Để phòng ngừa, phải dạy trẻ không được ngậm các thứ đồ chơi. Dạy trẻ phải nhai kỹ nuốt chậm, như vậy không những có lợi cho tiêu hoá, tiêu thụ thức ăn, mà còn có thể tránh khỏi tai nạn này

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình