Đây là loại bệnh thường thấy. Có 2 trường hợp trẻ bị hóc ở cổ họng:
1/ Trẻ bé chưa biết nhiều, hay hiếu kỳ, thường ngậm một số vật nhỏ như khuy bấm, cúc áo, hòn bi.v.v…vào miệng chơi, hễ sơ ý một chút những vật này trôi xuống và mắc ở cổ họng.
2/ Khi ăn cơm, trẻ không chú ý, nuốt vội nuốt vàng, xương cá hoặc mảnh xương nhỏ dễ mắc vào cuống họng. Cuống họng có nhiều dây thần kinh. Khi bị hóc xương, trẻ khó chịu vì đau họng, ăn uống lại càng đau. Nếu bị hóc vật hơi to trẻ có thể khó thở. Họng cũng có thể nhiễm trùng và mưng mủ.
Dị vật mắc ở amiđan, cuống lưỡi, có thể nhẹ nhàng nhổ bằng nhíp. Nếu dị vật mắc ở cuống họng phải dùng phương pháp kiểm tra đặc biệt mới có thể thấy được. Khi đó tuyệt đối không được chữa bằng cách cho nuốt cục cơm hoặc mì sợi, vì nếu làm như vậy có thể làm dị vật cắm sâu thêm dẫn tới nhiễm trùng và mưng mủ. Phải tới bệnh viện nhờ bác sĩ gắp dị vật ra |