Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Ngừa và điều trị bệnh
Thực quản của trẻ bị bỏng hoá học có nguy hiểm gì?

Do trẻ không biết, nên có khi nuốt nhầm chất hoá học như sút hoặc axit chẳng hạn, bị bỏng thực quản. Tai nạn bỏng thực quản này xảy ra phần lớn ở trẻ dưới 5 tuổi. Ngày nay, sút và axit được sử dụng ngày càng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày, nay tai nạn do nuốt nhầm chất hoá học này cũng nhiều lên. Theo thống kê, tỉ lệ nuốt nhầm sút nhiều hơn tỉ lệ nuốt nhầm axit. Nuốt dần các chất ăn mòn này, toàn bộ thực quản sẽ bị hỏng nghiêm trọng. Mức độ bỏng còn phụ thuộc vào tính ăn mòn, trạng thái (thể rắn hay thể lỏng)  của chất hoá học, thời gian tiếp xúc với chất hóa học. Nếu nhẹ thì chỉ bị thương biểu bì niêm mạc, nếu nặng thì bị thương tổn toàn bộ niêm mạc thậm chí cả phần cơ, nếu nghiêm trọng thì toàn bộ thực quản bị ngoại tử, thủng thực quản, viêm tung cánh.v.v… nguy hiểm cho tính mạng của trẻ. Ngoài ra, cuống họng cũng có thể bị bỏng, dẫn tới khó thở thậm chí còn bị tắt thở.

4 ngày đầu sau khi bỏng là thời gian nguy kịch, trẻ quấy khóc, không chịu ăn, miệng chảy dải, bồn chồn không yên, sốt, khi nghiêm trọng có trẻ sốt cao hoặc bị sốc. Ngoài ra, trẻ còn khó thở do cổ họng bị bỏng. Thời gian này rất nguy hiểm, trẻ mắc nhiều bệnh nghiêm trọng, đe dọa tính mạng của trẻ. Sang ngày thứ 5, tình trạng cấp tính dần dần giảm bớt, trẻ bắt đầu ăn. Các biểu hiện xấu hầu như đã qua đi và đây chính là lúc dễ khiến cho mọi người sơ suất. Thực ra, bệnh tình trong thực quản vẫn nặng thêm chỗ bị bỏng dần dần lên sẹo. Sang tới tuần thứ 3, trẻ ngày càng khó khăn khi ăn, đó là sẹo của thực quản co khiến cho thực quản hẹp lại, thậm chí còn bị bịt kín. Khi đó cần phải mổ, để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. Điều trị thực quản thực quản hẹp lên sẹo tương đối khó.

Từ đó có thể thấy rằng bỏng thực quản là bệnh nặng, đe dọa tới tính mạng. Sau khi điều trị và qua được thời gian nguy cấp, vẫn có khả năng bị hẹp thực quản. Nó đau cổ rất lớn cho trẻ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ, mang lại gánh nặng và tổn thất cho gia đình.

Có mấy biện pháp phòng ngừa:

1/ Cần phải quản lý chặt chất hóa học bằng cách, chất hóa học phải ghi nhản hiệu rõ ràng, chỉ có một người trong gia đình sử dụng, quản lý chặt chỗ hóa học còn thừa, cất ở một nơi nhất định, không để cho trẻ tiếp xúc.

2/ Càng cần phải bảo quản các chất hóa học sử dụng trong gia đình. không được để lẫn với các thứ khác.

3/ Tăng cường tuyên truyền giáo dục, khiến cho gia đình hiểu được tính nghiêm trọng của tai nạn này, nâng cao cảnh giác, tăng cường quản lý các chất hóa học, giáo dục cho trẻ hiểu rằng không nên tuỳ tiện nuốt các thức phẩm mà phải xem rõ có ăn được  hay không rồi mới cho vào mồm. Nếu xảy ra tai nạn này cần phải kịp thời đưa trẻ tới bệnh viện cấp cứu.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình