Nói lắp không phải là bệnh của cơ quan phát âm, mà là trở ngại tam lý nghiêm trọng khi nói. Trẻ nói lắp vẫn có thể hát hoặc ngâm thơ một cách lưu loát, nhưng hễ nói thì chúng lại lắp la lắp bắp, hô hấp rối loạn, chúng có cảm giác không khí không đủ dùng, cơ bắp ở mặt và cổ căng thẳng, ngực bị tức. Đồng thời, chúng có những động tác không cần thiết khi nói, như nhíu mày, nhếch mép, khoa tay, nhúng vai.v.v…trẻ biểu đạt rất kém, nói chuyện không tự nhiên. Điều này khiến cho gia đình rất buồn phiền, trẻ cũng không vui. Vậy tại sao trẻ nói lắp?
1. Tật nói lắp sinh ra trong quá trình trẻ học nói. Trẻ 3 – 4 tuổi tập nói, khi đó trẻ thường lắp ba lắp bắp như nói lắp nhưng đó là hiện tượng bình thường. Trẻ càng lớn, khả năng ngôn ngữ càng phát triển, tập nói lắp sẽ cũng dần mất đi. Nếu trong quá trình trẻ tập nói, gia đình quá sốt ruột, cho rằng con mình nói trẻ kém trẻ khác, nói không rõ ràng, những họ lại không kiên nhẫn giúp đỡ trẻ sửa tập nói lắp má trách mắng trẻ, thậm chí còn trừng phạt, buột trẻ phải sữa chữa thì trẻ bị căng thẳng, sợ nói sai sẽ bị người lớn mắng, và lâu dần, chúng mất tật nói lắp.
2. Quen nói lắp do bắt chước. Trẻ rất hay bắt chước, Nếu trong gia đình hoặc môi trường xung quanh có người nói lắp, trẻ thường hay bắt chước học, dần già chúng cũng có tật nói lắp.
3. Nói lắp có liên quan tới tính cách của trẻ. Những trẻ có tật nói lắp thường hay xấu hổ, tự ti và căng thẳng, thường để ý việc nhỏ, không chịu nổi kích thích bên ngoài. Khi đó nếu nói nói lắp một chút là bị người xung quanh cố ý hoặc vô ý chế nhạo. Như vậy trẻ chịu sức ép tâm lý rất lớn. Hễ nói là căng thẳng tâm lý ngay, tật nói lắp càng nặng.
4. Nói lắp do ảnh hưởng của môi trường gia đình. Ví dụ bố mẹ bất hòa hoặc li dị, trẻ mất đi không khí gia đình ấm áp, trở nên cô độc và tự ti. Trẻ quá lo nghĩ sợ sệt hoặc do một số bệnh nào đó, cũng có thể sinh ra nói lắp. Trong đó, có nguyên nhân riêng lẽ và nguyên nhân tổng hợp.
Khi đề phòng và uốn nắn tật nói lắp, cần phải chú ý mấy điểm sau:
1. Khi trẻ 3 – 4 tuổi tập nói, cần kiên trì hướng dẫn trẻ, giúp đỡ và khuyến khích chúng khắc phục tật nói lắp;
2. Nhắc nhở trẻ không nên bắt chước người khác nói lắp;
3. Không nên trách mắng, chê cười trẻ, giúp chúng khắc phục nhưng căng thẳng tâm lý khi nói, giúp trẻ quen nói chuyện chỗ đông người, làm cho trẻ lạc quan thoải mái;
4. Huấn luyện trẻ nói bình thường. Khi nói, trẻ cần thả lỏng cơ mắt, cổ và toàn thân, chú ý điều hòa nhịp thở và nói chậm. Qua huấn luyện từng bước, ta có thể uốn nắn được tật nói lắp của trẻ. Nói chung, trẻ dễ sửa tật nói lắp hơn người lớn
|