Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Lúc nào trẻ mọc răng? Cần phải chú ý điều gì khi trẻ mọc răng?

Khoảng 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu mọc răng. Tới 2,5 tuổi, trẻ mọc đủ 20 răng sữa. Răng sữa mọc theo thời gian và thứ tự nhất định:

- Răng cửa: 6 – 8 tháng;

- Răng bên: 8 – 9 tháng;

- Răng hàm nhất: 12 – 14 tháng;

- Răng nanh 16 – 18 tháng;

- Răng hàm thứ hai: 20 – 24 tháng;

Trẻ có thể mọc răng sớm muộn khác nhau đôi chút, tuỳ theo tình hình phát triển của từng trẻ. Nếu trẻ đã quá một tuổi mà vẫn chưa mọc răng, cần phải đưa trẻ tới bệnh viện tìm nguyên nhân. Có thể do còi xương, bệnh lùn, suy dinh dưỡng nặng.v.v… trẻ có thể không mọc một cái răng nào khi mắc dị tật không có răng.

Khi mọc răng, trẻ thường không bị đau và những triệu chứng khác, chỉ thấy chảy dãi, thích nhá gặm như gặm tay, nhá đầu vú mẹ. Đó là vì khi răng mọc, lợi răng xung huyết, ngứa chân răng. Khi đó cần kịp thời lau sạch nước dãi. Ngoài ra, cần cho trẻ ăn một số thức ăn hơi cứng, cũng có thể dùng khăn bông sạch day day lợi trẻ nhằm kích thích chân răng khiến cho răng chóng mọc hơn.

Có người cho trẻ mút đầu vú cao su để trẻ khỏi quấy. Như vậy là sai lầm vì sẽ khiến cho trẻ quen mút các thứ, cuối cùng răng sẽ bị khập khểnh.

Một số ít trẻ phản ứng khá mạnh, quấy khóc, kém ăn hoặc thậm chí còn sốt cao khi mọc răng nhưng thường sẽ tự khỏi sau mấy hôm. Khi đó, cần chú ý giữ vệ miệng và bồi dưỡng cho trẻ. Nếu lợi của trẻ bị nhiễm trùng, nên rửa bệnh nước muối

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình