Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Ngừa và điều trị bệnh
Tật mút tay có tác hại gì?

Trẻ 2 – 3 tháng hay mút tay, thoạt đầu chúng gặm nấm tay, về sau mút ngón tay hoặc ngón trỏ. Ở độ tuổi này, trẻ mút tay là hành động sinh lý bình thường. Sau tháng thứ 4, trẻ bắt đầu chủ động cầm nắm đồ chơi, tật mút ngón tay dần dần bớt đi tới khi trẻ một tuổi. Nhưng nếu thiếu quan tâm tới trẻ, trẻ thiếu đồ chơi hoặc kém dinh dưỡng, bú không đủ, hiện tượng mút ngón tay lại tiếp tục – có gia đình cho trẻ mút vú cao su, cũng khiến cho trẻ quen mút tay. Hễ không có vú cao su, trẻ lại mút tay hoặc mút các thứ khác.

Nếu khi hơn một tuổi hoặc đến tuổi thiếu niên, trẻ vẫn mút tay tức là trẻ đã mất tật mút ngón tay.

Trên ngón tay có nhiều vi trùng, mút ngón tay có thể bị nhiễm bệnh. Điều này đã là đều thường thức phổ thông. Nhưng nhiều người còn chưa biết tật mút ngón tay có thể khiến cho răng mọc lô xô khấp khểnh.

Khi trẻ mút ngón tay cái, ngón tay cái nằm giữa răng cửa hàm trên và hàm dưới, răng của không thể mọc dài bình thường, khiến cho răng của hàm trên và hàm dưới không khít nhau, đồng thời có thể khiến cho răng bị vỡ ra, cản trở phát triển bình thường của hàm dưới.

Để phòng ngừa tật mút tay, gia đình cần phải cho trẻ bú theo giờ nhất định. Sau khi trẻ được hơn 4 tháng, cần thêm đồ chơi cho trẻ, bồi dưỡng chức năng của tay, não trẻ. Không nên để cho trẻ ngậm đầu vú cao su, kịp thời uốn nắn động tác mút tay của trẻ hơn một tuổi. Nếu trẻ đã quen mút tay, khó uốn nắn, nên đưa chúng tới khoa chỉnh hình miệng khám và điều trị

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình