Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Nguyên nhân nào gây nên sâu răng?

Sâu răng là bệnh răng miệng thường thấy. Người ở lứa tuổi nào cũng có thể bị sâu răng, nhưng trẻ dễ bị sâu răng nhất.

Tại sao lại bị sâu răng? Mọi người thường cho rằng sâu răng chủ yếu là do vi khuẩn, thức ăn rắt vào răng và cơ cấu răng.

Trong 3 nhân tố này, vi khuẩn là thủ phạm chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chỉ có vi khuẩn mới gây ra sâu răng. Chủ yếu liên cầu khuẩn biến hình và trùng roi mới có thể làm sâu răng, chúng phân hoá đường trong thức ăn và làm long men răng, gây sâu răng.

Thứ hai, đường trong thức ăn rất hay gây sâu răng. Đường thúc đẩy liên cầu khuẩn biến hình và trùng roi sinh sôi nhanh. Nhờ tác dụng của vi khuẩn, đường phân hoá thành axit gây sâu răng. Ngoài ra, đồ ăn thức uống có nhiều đường, đặc biệt là những thứ dính như kẹo, bánh quy, .v.v…dễ bám vào răng, dễ lên men và gây ra sâu răng.

Thứ ba, do hình thái, vị trí và cơ cấu răng. Bề mặt răng lồi lõm, răng thưa dễ gây ra sâu răng. Răng mọc không đều, mọc đúp, mọc sai chỗ cũng dễ bị sâu vì dễ rắt thức ăn và sinh ra vi khuẩn, khó đánh sạch răng. Cơ cấu răng cũng có thể gây ra sâu răng. Do bệnh tật hoặc thiếu canxi, phôtpho, nên răng phát triển không hoàn thiện. Loại răng này lỏng lẻo, khả năng kháng khuẩn kém, dễ bị sâu, sâu nhanh. Tăng thêm một lượng flo thích đáng cho trẻ trong thời gian chúng mọc răng có thể tăng thêm khả năng kháng khuẩn cho răng.

Ngoài ra, lượng và chất của nước bọt trong khoang miệng cũng có mối quan hệ  nhất định với bệnh sâu răng. Nhiều nước bọc có thể rửa sạch và làm bóng răng, khiến cho vi trùng khó dính vào răng. Hơn nữa, một số thành phần trong nước bọt cũng có thể trung hòa không cho axit làm hỏng men răng. Nếu ít và dính, nước bọt không phát huy được tác dụng trên, răng dễ bị sâu.

Vì răng của trẻ mỏng, yếu hơn răng người lớn, mức độ canxi hoá thấp, nên răng sữa càng dễ bị sâu. Ngoài ra, trẻ ăn uống nhiều thứ mềm, dính, nhiều đường. Trẻ lại ngủ nhiều trong thời gian ngủ trẻ tiết ít nước bọt, lại chưa quen đánh răng. Vì vậy, răng sữa càng dễ sâu hơn.

Phòng ngừa ít cho trẻ ăn của ngọt, cần cho trẻ uống nước lọc trước khi ngủ và sau khi ăn. Dạy cho trẻ quen đánh răng trước khi ngủ

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình