Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Sâu răng có những triệu chứng gì? Trẻ dưới tuổi đi học bị sâu răng có cần phải hàn răng không?

Là một bệnh mãn tính, bệnh tình phát triển từ nhẹ tới nặng không có biểu hiện rõ rệt.

Sâu răng trong giai đoạn đầu không có triệu chứng gì rõ rệt, trên men răng chỉ có những vết đóm vàng to nhỏ khác nhau, ít khi bị chú ý. Khi khám răng miệng, bác sĩ phát hiện ra và lấy kim thử thấy men răng xù xì, trẻ thấy đau. Như vậy, răng trẻ bắt đầu bị sâu.

Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, răng tiếp tục bị sâu vào trong, tới phần bên trong lõi răng. Giai đoạn này, bề mặt của răng có thể có lỗ thủng rõ nét, nói chung trẻ không có triệu chứng gì nhưng đôi khi trẻ thấy ghê răng đối với các thứ ngọt, chua, lạnh, nóng.

Sâu răng tiếp tục phát triển vào trong, tới lõi răng và tới tủy răng. Khi kiểm tra phát hiện có lỗ sâu trên răng, trẻ ghê răng đối với thức ăn nóng hoặc lạnh, không dám súc miệng bằng nước lạnh, không dám ăn kem, nhưng cảm giác ghê răng mất ngay đi khi không còn thức ăn nóng hoặc lạnh ở trong miệng. Do sâu răng tới gần tủy răng, nên vi khuẩn và độc tố của nó dễ dàng xâm nhấp vào tổ chức tủy răng, gây nên viêm tủy răng cấp tính. Khi bị viêm tủy răng, trẻ đau không chịu nổi, đứng ngồi không yên, không chịu ăn uống, không đau răng hay đau đầu. Hai ba ngày sau, tuỷ răng mưng mủ, hoại tử, trở thành viêm mãn tính, cơn đau dữ dội bắt đầu thuyên giảm đôi chút.

Nếu vẫn không điều trị, tủy răng bị hoại tử, mủ răng tiếp tục bị sâu lan ra. Khi đó, cảm giác đau răng lại nhẹ đi hoặc mất hẳn. Nhưng như vậy không có nghĩa là khỏi bệnh, vi rút đã xâm nhập tới chân răng, gây ra viêm xung quanh chân răng. Răng đó mất cảm giác, đau âm ỉ, không dám cắn vào thức ăn. Nếu sức đề kháng của trẻ suy yếu, viêm sẽ phát triển tới hàm và niêm mạc, khiến cho hàm bị mưng mủ cấp tính. Khi đó, mặt trẻ bị sưng lên, trẻ thường bị sốt và sưng amiđan. Bệnh phát triển tới giai đoạn cuối cùng, mủ răng bị phá hoại hoàn toàn. Bị sâu răng không thể tự khỏi nếu không được điều trị.

Một số gia đình cho rằng răng sữa của trẻ bị sâu thì sớm muộn cũng được thay bằng hàm răng khác không can gì. Nên khi phát hiện ra răng trẻ thủng nhiều lỗ, họ không kịp thời đưa trẻ tới bệnh viện khám. Quan điểm đó không đúng đắn.

Răng sữa bị hỏng, trẻ đau đớn khổ sở, hơn nữa còn ảnh hưởng tới sự hấp thụ các chất dinh dưỡng và phát triển của cơ thể.

Thông qua tủy răng sâu răng tiếp tục phát triển, gây viêm xung quanh chân răng và hàm mưng mủ. Trẻ bị sưng hàm, sốt cao. Thậm chí, còn dẫn tới ung thư máu. Nhiều lần bị viêm chân răng mãn tính, có thể dẫn tới bệnh tim, bệnh thận.v.v…

Răng sữa bị sâu nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tới sự ảnh hưởng của phôi lớp răng sau và của hàm. Do bị sâu, răng sữa có thể bị rụng quá sớm hoặc quá muộn, lớp răng sâu bị cản trở, mọc không đều. Đôi khi, trẻ bị đau một bên hàm, không dám nhai, chỉ nhai được một bên, lâu ngày thành tật. Kết quả là mặt bị lệch. Khi răng sữa ở hai hàm đều bị đau, trẻ đành phải đưa hàm dưới ra phía trước, nhai bằng răng cửa, dễ thành dị tật ở hàm.

Trẻ có hai thời kỳ dễ bị sâu nhất là 2-3 tuổi và 6-8 tuổi. Trẻ trước tuổi đi học không những có tỉ lệ phát bệnh cao mà sâu răng phát triển cũng nhanh, chúng cần được sớm điều trị. Tất nhiên, nếu sắp thay răng sữa, sâu răng không nghiêm trọng lắm, lại chưa có triệu chứng rõ nét thì có thể để nó tự thay

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình