Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC
“Hàm dưới chìa ra” là dị tật gì?

Bình thường, răng hàm trên trùm lên răng hàm dưới, nhưng ở dị tật hàm dưới chìa ra thì hoàn toàn ngược lại; răng hàm dưới trùm ra ngoài răng hàm trên, khiến cho hàm dưới nhô hẳn ra phía trước, hàm trên không phát triển. Dị tật này thường thấy ở tuổi răng sữa có tỉ lệ 8,1%. Tại sao xuất hiện dị tật này ở trẻ? có mấy nguyên nhân lân sáng sau:

1. Nhân tố di truyền:  Có 3 trường hợp liên tiếp 3 đời, 5 đời, bố hoặc mẹ bị dị tật này, khiến cho trẻ cũng mắc dị tật này. Hiện tượng dị tật này tương đối dễ thấy.

2. Cho trẻ bú không đúng cách: Khi cho trẻ bú bình, bình sữa đè lên môi trên và xương hàm trên hoặc để trẻ nằm trên giường, tự ôm lấy bình bú khiến cho hàm dưới phải chìa ra. Nếu lỗ đầu vú cao su quá nhỏ, trẻ buộc phải lấy sức khi bú, phải chìa hàm dưới ra. Lâu ngày như vậy trẻ dễ bị dị tật hàm dưới chìa ra. Thường xuyên để cho trẻ bú đầu vú cao su không cũng có thể khiến cho trẻ bị dị tật này.

3. Viêm amiđan mãn tính hoặc amiđan quá to ảnh hưởng tới đường hô hấp. Trẻ phải đưa đầu lưỡi và hàm dưới ra phía trước để dễ thở hơn, lâu ngày cũng thành bệnh tật.

4. Răng nanh sữa không được mài mòn. Nếu thức ăn của trẻ quá nhỏ, răng sữa (đặc biệt là răng nanh sữa) không được mài mòn, răng nanh sữa nhô cao hơn các răng khác nên hai hàm không khít vào nhau. Trẻ buộc phải đưa hàm dưới ra để nhai, gây dị tật.

5. Tật xấu cắn môi trên. Mút ngón tay trỏ, đầu lưỡi trùm lên răng hàm trên, bắt chước dị tật chìa hàm dưới .v.v… cũng có thể gây ra dị tật này.

Đây là dị tật tương đối nghiêm trọng, do hàm dưới ôm lấy hàm trên, nên hàm trên bị cản trở, phát triển kém. Ngược lại, hàm dưới lại được phát triển tự do ra phía trước. Trẻ càng lớn dị tật càng nghiêm trọng, mặt càng khó coi. Dị tật ảnh hưởng việc nhai thức ăn của trẻ, thức ăn không được nghiền nhỏ lại gây ảnh hưởng tới tiêu hoá hấp thụ, bất lợi cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Dị tật này cần được sớm điều trị ngay từ khi trẻ được 3,5 – 5 tuổi. Khi đó, trẻ bắt đầu đầu hiểu được điều trị sẽ có lợi cho sức khỏe và vẻ đẹp, tuy chân răng đã hình thành hoàn toàn cố định, nhưng phôi của răng khôn vẫn đang phát triển ở dưới chân răng sữa, nên điều trị có thể có hiệu quả cao

 

 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình