Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Cần phải chú ý điều gì khi trẻ thay răng?

Khi trẻ được khoảng 6 tuổi, phía sau răng sữa bắt đầu mọc lên chiếc răng hàm khôn đầu tiên. Không bao lâu sau, răng khôn lần lượt thay thế răng sữa theo thứ tự và quy luật thời gian. Cho tới khi trẻ được 12 tuổi, răng khôn đã thay thế hoàn toàn răng sữa.

Từ 5, 6 tới 12 tuổi, trẻ vừa có cả răng sữa lẫn răng khôn. Đây là thời kỳ răng khôn và răng sữa thay thế lẫn nhau để cho trẻ có một hàm răng vững chắc và ngay ngắn. Gia đình cần phải quan sát chặc chẽ tình hình thay răng của trẻ qua mấy điểm sau.

1. Cần chú ý răng sữa có rụng đúng lúc không. Nếu răng sữa rụng muộn, răng khôn ở dưới sẽ mọc xiên vào trong hoặc mọc xiên ra ngoài, răng mọc cái ra cái vào không đều, đôi khi còn thấy hai lớp răng, khi đó cần phải tới bác sĩ nhổ cái răng sữa chưa rụng, khiến cho răng khôn trở về vị trí ban đầu.

2. Cần chú ý răng khôn mọc có đúng lúc không. Ở một số trẻ, răng sữa rụng lâu rồi mà răng khôn vẫn chưa mọc. Đó là thường do răng sữa rụng quá sớm, răng khôn vẫn chưa phát triển tốt để mọc ra kế tiếp. Trẻ buộc phải nhai bệnh lợi, khiến cho lợi dày lên và thành chai. Gặp trường hợp này, cần phải tới bệnh viện kiểm tra, chiếu tia X-quang xác định có răng khôn hay không và tình hình phát triển của răng khôn, áp dụng các biện pháp điều trị tương ứng.

Bị sâu răng là nguyên nhân chủ yếu khiến cho răng sữa quá sớm hoặc quá muộn. Vì vậy phòng ngừa và nhanh chóng điều trị răng sữa bị sâu, bảo vệ sự hoàng thiện của hàm răng sữa và sự phát triển của hàm răng khôn là việc hết sức quan trọng.

3. Chú ý uốn nắn những thói quen xấu ở trẻ. Khi thay răng, lợi bị kích thích, trẻ hay dùng đầu lưỡi đá đá vào răng sữa đang lung lay hoặc răng khôn vừa mới nhú lên, trẻ cũng hay cắn móng tay. Những thói quen xấu này sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của răng, khiến cho răng mọc không đều và không khít. Gia đình cần nhắc nhở trẻ sửa chữa thói quen xấu này.

4. Ngăn ngừa răng khôn mới mọc – Do răng khôn mới mọc, khả năng canxi hoá còn kém, nên chúng dễ bị sâu và sâu nhanh. Trẻ đang độ tuổi thay răng rất ham chơi, không chú ý vệ sinh răng miệng đánh răng không cẩn thận khiến cho tỉ lệ bị sâu cao. Gia đình chú ý nhắc nhở trẻ và thường xuyên kiểm tra trẻ đánh răng, tránh răng khôn khỏi bị sâu

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình