Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Có thể phòng ngừa được dị tật của hàm hay không?

Răng mọc lo xo không đều, hai hàm răng không khít nhau, tỉ lệ giữa xương hàm trên và hàm dưới và bộ mặt không cân đối như răng mọc chen chúc nhau, hàm dưới chìa ra, răng vổ, mặt không cân xứng.v.v… là những dị tật của hàm. Đó là bệnh thường gặp. Chúng không những làm trẻ bị xấu đi, mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của bộ mặt và sức khỏe của trẻ.

Có thể phòng ngừa được dị tật ở hàm được không? Trước hết ta phải xét tới nguyên nhân. Có 2 nguyên nhân chủ yếu: Nguyên nhân di truyền và nguyên nhân môi trường. Nguyên nhân di truyền khó có thể thay đổi, còn nguyên nhân môi trường thì có thể thay đổi. Theo thống kê lâm sàng, nguyên nhân di truyền chiếm 29%, nguyên nhân môi trường chiếm 71%. Vì vậy, có thể phòng ngừa được đại đa số các dị tật ở hàm.

Nhân tố môi trường bao gồm môi trường phát triển mà người mẹ dành cho thai nhi trong thời gian mang thai. Nếu người mẹ và trẻ sơ sinh có bệnh như nội phân tiết bị cản trở, suy dinh dưỡng, hay trẻ có thói quen xấu như gặm móng tay, ngậm các thứ ở miệng, răng sữa mọc quá sớm và rụng quá muộn.v.v…thì trẻ có thể bị dị tật. Có thể áp dụng các biện pháp đề phòng tương ứng sau:

Thứ nhất, cần phải tăng cường dinh dưỡng cho người mẹ trong thời kỳ mang thai, bảo đảm sức khỏe trước khi sinh nở, tránh nhiễm bệnh, tránh bị thương, sinh hoạt điều độ, tinh thần thoải mái, để bảo đảm cho thai nhi phát triển bình thường trong cơ thể mẹ.

Thứ hai, nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất. Thành phần dinh dưỡng trong sữa mẽ rất tốt, dễ tiêu hoá và hấp thụ. Khi bú sữa mẹ, trẻ phải đưa hàm dưới ra phía trước một cách hài hoà, cơ lưỡi, môi, má, phối hợp nhịp nhàng. Như vậy, cơ hàm và mặt mới phát triển cân đối, tự nhiên. Nếu sữa mẹ không đủ, phải cho bú sữa bò, khi đó, cần chọn bình sữa phù hợp với trẻ và cần cho trẻ bú đúng cách. Cho bú không đúng cách, tư thế của trẻ và vị trí bình sữa không thoả đáng có thể khiến cho hàm dưới chìa ra hoặc hàm dưới tụt vào. Cần cho trẻ bú đúng giờ và đúng lượng, không cho trẻ mút đầu vú cao su không, để tránh tật ngậm các thứ cho trẻ.

Thứ ba, phòng ngừa và sớm điều trị bệnh sâu răng, phòng ngừa răng sữa rụng quá sớm hoặc quá muộn vì bị sâu, dẫn tới dị tật cho răng khôn.

Thứ tư, ngăn ngừa và uốn nắn tật xấu múc ngón tay, đùn lưỡi, liếm răng, cắn môi, gặm bút chì, nhai lệch, há mồm thở.v.v…, vì chúng đều có thể ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của răng và xương hàm, tạo nên dị tật. Nếu trẻ không sửa được tật xấu này và đã bị dị tật, thì cần mời bác sĩ điều trị. Nếu sửa được tật xấu trước khi thay răng, răng khôn sẽ không bị dị tật.

Thứ năm, các bệnh còi xương, tiêu hoá kém, lao.v.v…đều có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Khoảng trên 70% trẻ còi xương đều bị dị tật về hàm và răng. Trẻ bị bệnh mũi họng mãn tính, khó thở, nên phải thở bằng miệng, cũng dễ bị dị tật này. Cần phải sớm phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính đó.

Nếu đã bị dị tật ở hàm, thì cần phải sớm điều trị. Điều trị sớm rất đơn giản, hiệu quả cao, có thể phòng ngừa để lại dị tật cho xương hàm dưới

 

 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình