Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Ngừa và điều trị bệnh
Răng mọc nghiêng thì làm thế nào? Điều trị khi nào có hiệu quả cao nhất?

Đây là một dị tật hàm thường thấy ở trẻ. Răng mọc không đều và sai vị trí không những ảnh hưởng tới mỹ quan của bộ mặt, mà còn ảnh hưởng tới lợi răng và khả năng nhai nghiền, vì vậy, cần phải được điều trị tại bệnh viện. Điều trị khi nào có hiệu quả cao nhất?

Trẻ dưới 6 tuổi răng rất ít trường hợp mọc chen chúc không đều. Ngược lại, khi trẻ trên 6 tuổi, do xương hàm đã phát triển to, giữa các răng có thể có khe hở, răng sẽ rất thưa. Những khe hở này chỉ tồn tại tạm thời, chúng chừa lại khoảng trống cần thiết cho răng khôn mọc sau này. Gia đình không nên lo lắng.

Răng sữa bị nhổ quá sớm do bị sâu, răng ở hai bên khoảng trống sẽ đỡ nghiêng, khiến cho răng khôn mọc sau này sẽ chen chúc, sai vị trí. Vì vậy, khi răng sữa đặc biệt là răng hàm sữa rụng quá sớm, cần phải kịp thời đưa trẻ tới khoa chỉnh hình miệng để “giữ khoảng trống” cho khăn khôn mọc ngay ngắn sau này.

Dị tật hàm khiến cho gia đình phải chú ý khi trẻ có răng sữa là hàm dưới chìa ra phía trước. Tuy ở dị tật này, răng không mọc nghiêng nhưng hàm trên và hàm dưới không khít nhau, gây ảnh hưởng chó sự phát triển bình thường của xương mặt trẻ, cần được sớm điều trị. Nói chung, điều trị dị tật hàm này khá dơn giản, trẻ trên 3 tuổi hoàn toàn có thể chịu đựng được.

Những tật xấu của trẻ trong thời kỳ răng sữa như mút ngón tay, cắn môi.v.v… cũng có thể gây nên dị tật hàm, cần sớm uốn nắn.

Từ 6 – 12 tuổi, trẻ bắt đầu thay răng. Trong thời gian này tình hình phát triển răng của trẻ khá phức tạp. Một mặt, trong quá trình thay răng bình thường, có thể có một số răng tạm thời không ngay ngắn (ví dụ răng cửa hàm trên hơi đỗ ra ngoài, đồng thời giữa hai răng cửa có khe hở). Mặt khác, do rụng và mọc răng cùng một lúc nên hễ chúng không nhất trí với nhau thì có thể khiến cho răng mọc sai vị trí. Chỉ có thể đưa chúng trở về vị trí bình thường  nhờ vào uốn nắn chỉnh hình. Nói chung, nếu răng chỉ mọc chen chút sai vị trí thì có thể trì hoãn tới khi trẻ 12 tuổi  - khi trẻ thay răng hoàn toàn, điều trị cũng được. Nhưng nếu trong quá trình thay răng, xuất hiện dị tật đưa hàm dưới ra phía trước, vổ răng, vẹo hàm dưới .v.v…ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của mặt, thì cần phải nhanh chóng uốn nắn. Ngoài ra, cũng cần sớm uốn nắn những tật xấu như mút ngón tay, cắn bút chì.v.v…cho trẻ. Vì vậy, trong thời gian trẻ thay răng, cần phải đưa trẻ tới khoa chỉnh hình miệng khám và tư vấn định kỳ.

Sau 12 tuổi, toàn bộ răng khôn đã mọc lên. Mọi khiếm khuyết của răng đều được uốn nắn. Thời gian điều trị tốt nhất là khi trẻ được 12 – 13 tuổi, khi hàm răng khôn mọc chưa lâu. Sau khi trẻ được 16 tuổi, xương hàm mặt của trẻ đã phát triển xong, hiệu quả điều trị sẽ giảm nhiều

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình