Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Ngừa và điều trị bệnh
Trẻ bị mụn nhọt do đâu?

Đây là bệnh ngoài da truyền nhiễm do tiếp xúc thường thấy ở trẻ trước tuổi đi học vào mùa hè. Vì các trẻ trong vườn trẻ dễ truyền nhiễm cho nhau nên cần phải phòng ngừa tốt. Bệnh này do nhiễm tụ cầu khuẩn màu vàng hoặc liên cầu khuẩn hoặc do nhiễm cả hai loại vi khuẩn gây ra. Bệnh này thường xuất hiện ở những nơi lộ ra trên cơ thể người như cạnh lỗ mũi, xung quanh miệng, tai, ngón tay… Thoạt đầu là vết đỏ, phát triển nhanh chóng thành mụn, rồi mưng mủ. Mụn mủ bùng nhùng dễ vỡ, thối rữa, đóng vẩy màu vàng, lây lan nhanh, có thể ngứa. Thói quen mất vệ sinh, kém dinh dưỡng khiến cho trẻ yếu dễ mắc phải và cũng dễ truyền nhiễm. Trẻ có thể bị sốt, và viêm hạch gần đó. Bệnh còn có thể dẫn tới bệnh viêm thận. Nếu mắc phải bệnh này, trẻ sơ sinh có thể sốt cao, mụn lan khắp cả người. Nghiêm trọng hơn là niêm mạc da toàn thân xuất hiện mụn to bùng nhùng, xoa một cái là tuột da, tạo nên viêm bong da với diện tích lớn, trong giống như bỏng 2 độ. Bệnh này do tụ cầu khuẩn số 71 nhóm 2 gây ra, biểu hiện thành “hoại tử biểu bì do trúng độc” bệnh tình cực kỳ trầm trọng, nếu không dùng nhiều thuốc kháng, tiếp nước.v.v… thì dễ bị ung thư máu và tử vong. Nếu trẻ bị nhẹ, thì có thể bôi dung dịch clozine 1:2000 hoặc dung dịch raphammazine 1:1.000. Ngoài ra, còn phải tiêm kháng sinh vào ven nếu cần thiết, áp dụng các biện pháp cách ly tiêu độc

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình